Hợp đồng lao động đối với người làm công việc có tính chất giản đơn trong lĩnh vực lâm nghiệp có thể giảm bớt nội dung gì?
- Hợp đồng lao động đối với người làm công việc có tính chất giản đơn trong lĩnh vực lâm nghiệp có thể giảm bớt nội dung gì?
- Khi muốn sửa đổi nội dung hợp đồng lao động phải báo trước bao nhiêu ngày?
- Phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi điều khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi những gì?
- Hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi nội dung hợp đồng lao động thì xử lý thế nào?
Hợp đồng lao động đối với người làm công việc có tính chất giản đơn trong lĩnh vực lâm nghiệp có thể giảm bớt nội dung gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
1. Hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động và Điều 3 Thông tư này. Đối với những công việc có tính chất giản đơn, thực hiện trong thời gian ngắn hạn hoặc theo mùa vụ thì hai bên có thể giảm nội dung thỏa thuận về nâng bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều 21 và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề quy định tại điểm k khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.
2. Đối với những công việc và địa điểm làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết thì hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động những nội dung về cơ chế giải quyết việc thực hiện hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật.
Theo đó, hợp đồng lao động đối với người lao động làm công việc có tính chất giản đơn trong lĩnh vực lâm nghiệp có thể giảm bớt nội dung thỏa thuận về nâng bậc lương và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Hợp đồng lao động đối với người làm công việc có tính chất giản đơn trong lĩnh vực lâm nghiệp có thể giảm bớt nội dung gì? (Hình từ Internet)
Khi muốn sửa đổi nội dung hợp đồng lao động phải báo trước bao nhiêu ngày?
Tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
...
Như vậy, theo quy định trên, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào muốn sửa đổi nội dung hợp đồng lao động thì phải gửi yêu cầu cho bên còn lại trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi điều khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi những gì?
Tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó nếu phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi điều khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều khoản sửa đổi và thời điểm có hiệu lực.
Hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi nội dung hợp đồng lao động thì xử lý thế nào?
Tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
...
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo đó, khi sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động sẽ xảy ra 02 trường hợp sau đây:
- Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy nếu hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?