Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp cần trình độ gì?
- Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp cần trình độ gì?
- Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp có quyền hạn ra sao?
- Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp làm những công việc cụ thể nào?
Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp cần trình độ gì?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. - Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của chức danh nghề nghiệp. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Phẩm chất khác ... |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. |
Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp cần trình độ gì?
Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp có quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng đơn vị |
Hỗ trợ pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp làm những công việc cụ thể nào?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. |
Hướng dẫn | 1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật, tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. 2. Chủ trì xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật, tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. 3. Tham gia xây dựng tài liệu, làm giảng viên, báo cáo viên về công tác thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật, tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. |
Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết | Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra, phân tích, đánh giá báo cáo kiểm tra; xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật; hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng. |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | I. Đối với vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị thuộc Bộ 1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, quản lý, vận hành Cổng/trang thông tin điện tử, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành/lĩnh vực để tiếp nhận, cung cấp, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật. 2. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, giải đáp các câu hỏi vướng mắc từ phía người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ pháp luật. 3. Chủ trì hoặc tham gia biên tập, xử lý thông tin pháp luật, các phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các vụ việc liên quan đến các lĩnh vực thuộc Bộ Tư pháp đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức. 4. Phát triển đội ngũ cộng tác viên về trang thông tin điện tử đảm bảo điều kiện kỹ thuật, các giải pháp bảo đảm an toàn đối với Trang thông tin điện tử. 5. Chủ trì thực hiện việc tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân, doanh nghiệp, địa phương theo quy định của pháp luật. 6. Tổ chức thực hành luật cho sinh viên, giảng viên. II. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định và theo phân công của lãnh đạo đơn vị. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình và văn bản, công việc khác liên quan đến nội dung thực hành nghề luật và tư vấn pháp luật, tiếp nhận, xử lý thông tin và hỗ trợ pháp luật. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | 1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công. 2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Thông tư 06/2023/TT-BTP có hiệu lực từ 20/11/2023
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?