Hồ sơ xin việc có cần giấy khám sức khỏe không?
Hồ sơ xin việc có cần giấy khám sức khỏe không?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không có quy định về bắt buộc về giấy khám sức khoẻ trong hồ sơ xin việc.
Tuy nhiên, theo Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP đã hết hiệu lực ngày 01/02/2021 có quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động, cụ thể:
Thủ tục, trình tự tuyển lao động
...
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, dù pháp luật hiện hành không còn các quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động cũng như yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe như trước đây.
Nhưng người sử dụng lao động và người lao động có thể áp dụng tương tự các quy định nêu trên hoặc yêu cầu những giấy tờ khác phù hợp với điều kiện quản lý của cơ sở, yêu cầu của nhà tuyển dụng và đáp ứng các quy định khác theo pháp luật.
Hồ sơ xin việc có cần giấy khám sức khỏe không? (Hình từ Internet)
Khám sức khỏe xin việc cho người từ đủ 18 tuổi trở lên gồm có những nội dung gì?
Tại Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT có quy định như sau:
Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, khi khám sức khỏe xin việc, người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên cần khám các nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể nội dung khám sức khỏe được quy định như sau:
- Tiền sử bệnh của đối tượng khám sức khỏe
- Khám thể lực
- Khám lâm sàng: Nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu.
- Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh.
Địa chỉ cấp giấy khám sức khỏe xin việc uy tín ở đâu?
Tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở KBCB;
b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
c) Khám để cấp giấy chứng thương;
d) Khám bệnh nghề nghiệp;
đ) KSK khi tuyển vào lực lượng vũ trang và KSK trong lực lượng vũ trang.
4. Việc KSK chỉ được thực hiện tại cơ sở KBCB đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật KBCB và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
...
Theo quy định trên thì việc khám sức khỏe xin việc chỉ được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, người có nhu cầu khám sức khỏe xin việc liên hệ các cơ sở khám chữa bệnh này để được thăm khám và cấp giấy khám sức khỏe.
Như vậy, có thể thấy tất cả các bệnh viện công lập từ tuyến quận, huyện trở lên đều sẽ có đủ thẩm quyền để khám và cấp giấy khám sức khỏe xin việc cho các cá nhân. Ngoài ra thì các cơ sở y tế tư nhân được cấp phép cũng có thể tiến hành thực hiện việc khám và cấp giấy khám.
Khi tiến hành khám sức khỏe xin việc thì người lao động nên lựa chọn những cơ sở khám bệnh có các tiêu chí như là:
- Là cơ sở khám bệnh uy tín, có đầy đủ giấy phép hành nghề và những giấy tờ có liên quan tránh lựa chọn những cơ sở không được phép hoạt động hoặc là chưa có đầy đủ những giấy tờ pháp lý.
- Cơ sở vật chất tốt, có đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động khám bệnh để có thể phục vụ cho công tác khám bệnh một cách tốt nhất có thể.
- Chọn nơi mà có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt và được đào tạo một cách bài bản.
- Quy trình khám đầy đủ, rõ ràng, nhanh gọn và chính xác.
- Ngoài ra thì nên cân nhắc để lựa chọn các cơ sở khám có chi phí hợp lý. Rất nhiều cơ sở khám bệnh họ lấy với mức phí vô cùng đắt đỏ mà chất lượng khám bệnh đem lại không xứng đáng với số tiền bỏ ra.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?