Hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Lập hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Ngay sau khi hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo Khoản 4 Điều 11 của Thông tư này, tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tiến hành lập hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (sau đây được viết tắt là hồ sơ đề nghị thẩm định). Hồ sơ gồm có các tài liệu sau đây:
1. Một (01) bản báo cáo về quá trình tiến hành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mẫu đề cương báo cáo theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Một (01) bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và hoàn thiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này có kèm theo bản mềm;
3. Các sản phẩm trung gian được sử dụng trong việc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm có:
a) Bảng tổng hợp các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Khoản 5 Điều 8;
b) Các phiếu phân tích công việc, sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã được lập, hoàn thiện theo Điều 9 của Thông tư này;
c) Tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao (đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).
Theo đó, hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm các tài liệu sau đây:
- Một (01) bản báo cáo về quá trình tiến hành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mẫu đề cương báo cáo theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Một (01) bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và hoàn thiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này có kèm theo bản mềm;
- Các sản phẩm trung gian được sử dụng trong việc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm có:
+ Bảng tổng hợp các vị trí việc làm phổ biến của nghề.
+ Các phiếu phân tích công việc, sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã được lập, hoàn thiện.
+ Tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao (đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).
Hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Việc làm;
2. Định dạng về cấu trúc thống nhất và xây dựng theo quy trình quy định tại Thông tư này;
3. Phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.
Theo đó, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Việc làm 2013.
- Định dạng về cấu trúc thống nhất và xây dựng theo quy trình quy định tại Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH.
- Phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.
Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 31/2015/NĐ-CP, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có nghĩa vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng; cung cấp thông tin về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử riêng của tổ chức và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp;
- Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động;
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tương ứng với số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;
- Thành lập các ban giám khảo và tạo điều kiện cho ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ;
- Bảo đảm an toàn và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Cung cấp dụng cụ, thiết bị được sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra cho người tham dự có nhu cầu mượn hoặc thuê và công khai mức giá thuê các dụng cụ, thiết bị đó;
- Chuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp giao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định này cấp cho người tham dự đạt yêu cầu; lưu giữ hồ sơ tham dự và kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Chấp hành và thực hiện việc báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?