Hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc bao gồm những gì?
- Chuyên gia nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện về cấp thị thực như thế nào?
- Ký hiệu thị thực đối với chuyên gia nước ngoài là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc bao gồm những gì?
- Thời hạn thị thực cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong bao lâu?
Chuyên gia nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện về cấp thị thực như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện cấp thị thực đối với chuyên gia nước ngoài cụ thể như sau:
Điều kiện cấp thị thực
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.
Theo đó, về để được cấp thị thực các chuyên gia nước ngoài phải đáp đầy đủ các điều kiện theo quy định trên.
Hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc bao gồm những gì?
Ký hiệu thị thực đối với chuyên gia nước ngoài là gì?
Căn cứ theo khoản 8, khoản 16 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm d, điểm e khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về ký hiệu thị thực như sau:
Ký hiệu thị thực
...
8. DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
16. LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
...
Như vậy, có hai loại ký hiệu thị thực cho chuyên gia nước ngoài bao gồm DN1 và LĐ1.
Hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc bao gồm những gì?
Trước khi thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh để người lao động nước ngoài được cấp thị thực vào Việt Nam, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA hướng dẫn về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành:
- Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp (Mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành - Tải về).
Việc thông báo này thực hiện khi lần đầu doanh nghiệp có phát sinh nhu cầu bảo lãnh cho người lao động nước ngoài và chỉ khi có sự thay đổi thông tin đã thông báo nêu trên thì mới thực hiện thông báo lại để cập nhật, bổ sung.
Thời hạn thị thực cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và khoản 2 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023, về thời hạn thị thực đối với chuyên gia nước ngoài như sau:
Thời hạn thị thực
...
4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 01 năm.
5. Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
...”
Theo đó thời hạn cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam là không quá 02 năm đối với thị thực ký hiệu LĐ1, không quá 12 tháng đối với thị thực ký hiệu DN1.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?