Hiệu trưởng trường đại học công lập có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu? Chế độ, chính sách khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với viên chức?
Có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu hay không?
Theo khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
...
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Và theo quy định tại Điều 6 Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao khi thỏa thuận được với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc thì có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Hiệu trưởng trường đại học công lập có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu? Chế độ, chính sách khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với viên chức?
Hiệu trưởng trường đại học công lập có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu không?
Đầu tiên, theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Như vậy, hiệu trưởng trường đại học công lập được xác định là viên chức quản lý.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
1. Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
b) Có đủ sức khỏe;
c) Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 50/2022/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
...
3. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Như vậy, hiệu trưởng trường đại học công lập có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hiệu trưởng trường đại học là chức vụ lãnh đạo, quản lý của trường vì thế viên chức không được ở lại để tiếp tục làm hiệu trưởng của trường đại học công lập.
Chế độ, chính sách khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với viên chức là như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.
2. Được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy theo chức danh, nghề nghiệp được đảm nhận thì viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn sẽ được hưởng các chế độ, chính sách tương ứng theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?