Hiện nay thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị như thế nào?
Hiện nay thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn về việc thực hiện chính sách hỗ trợ về việc xuất ngũ như sau:
Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
1. Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
2. Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp.
- Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của “Thẻ học nghề” được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
- Thủ tục cấp “Thẻ học nghề”: Khi quân nhân hoàn thành chế độ phục vụ tại ngũ, có nhu cầu và đăng ký học nghề ở trình độ sơ cấp tại đơn vị được cấp 01 “Thẻ học nghề” (theo mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) do Bộ Quốc phòng phát hành có chữ ký đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên. “Thẻ học nghề” được nộp cho cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội.
- “Thẻ học nghề” phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, không được tẩy xóa, làm hỏng, không cho người khác mượn. Nếu mất phải liên hệ với cơ quan cấp thẻ để được cấp lại.
Như vậy, theo quy định trên thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Hiện nay thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ có giá trị như thế nào?
Giải quyết việc làm cho bộ đội khi xuất ngũ ra sao?
Vấn đề giải quyết việc làm cho bộ đội khi xuất ngũ được giải quyết theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP như sau:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ;
Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Ai là người có thẩm quyền cho bộ đội xuất ngũ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, người có thẩm quyền cho bộ đội xuất ngũ hằng năm là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đối với chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?