Hiện nay bằng B11 lái xe gì? Bằng lái xe B11 có giống B1 không?
Hiện nay bằng b11 lái xe gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về bằng B11. Tuy nhiên, theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về phân hạng giấy phép lái xe đối với hạng B1.
Đồng thời, ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên nhu cầu có thêm loại bằng lái dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Từ đó, ngày 1/1/2016, bằng lái xe số tự động chính thức được Bộ GTVT bổ sung và áp dụng.
Nhưng vì bằng lái xe ô tô số tự động được xếp vào hạng bằng B1 và điều này dễ gây nhầm lẫn với bằng B1 cũ nên Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe số tự động là bằng B11.
Như vậy, bằng lái xe ô tô hạng B11 được hiểu là bằng lái xe ô tô số tự động được cấp cho những người không hành nghề lái xe được phép điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi , kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
+ Ô tô số tự động dành cho người khuyết tật .
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi , kể cả chỗ ngồi cho người lái xe , được phép điều khiển xe số tự động .
+ Ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Hiện nay bằng b11 lái xe gì? Bằng lái xe B11 có giống B1 không?
Bằng lái xe B11 có giống B1 không?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về phân hạng giấy phép lái xe đối với hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Như đã đề cập ở trên, do hiện nay nhiều người sử dụng xe số tự động và vì bằng lái xe ô tô số tự động được xếp vào hạng bằng B1 và điều này dễ gây nhầm lẫn với bằng B1 cũ nên Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe số tự động là bằng B11.
Do đó về tính chất bằng B11 vẫn thuộc bằng B1 tuy nhiên B11 là bằng lái xe ô tô số tự động xe để điều khiển các loại xe theo quy định.
Người lái xe cần đáp ứng những tiêu chuẩn sức khỏe ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe
1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01.
2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.
Xem chi tiết Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT: TẢI VỀ
Như vậy, người lái xe cần đáp ứng tiêu chuẩn theo bảng tiêu chuẩn sức khoẻ liên quan đến vấn đề sức khỏe về:
- Tâm thần
- Thần kinh
- Mắt
- Tai, mũi, họng
- Tim mạch
- Hô hấp
- Cơ xương khớp
- Nội tiết và sử dụng chất kích thích.
Lưu ý bảng trên không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.
Thủ tục khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô
1. Thủ tục khám, trả sổ khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 của Thông tư số 14/2013/TT-BYT.
2. Mẫu Sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về thủ tục khám sức khỏe như sau:
Thủ tục khám sức khỏe
1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.
Như vậy, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô được thực hiện theo quy định như sau:
Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
- Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
- Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định
- Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;
- Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
- Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?