Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Lực lượng Dân quân tự vệ là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
2. Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.
3. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
5. Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.
6. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ là biện pháp bổ sung công dân trong độ tuổi chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên cho đơn vị Dân quân tự vệ.
7. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức là tổ chức được thành lập ở cơ quan, tổ chức để thực hiện công tác quốc phòng.
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức không bao gồm Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương được thành lập theo quy định của Luật Quốc phòng.
8. Công tác Dân quân tự vệ là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm cho Dân quân tự vệ.
Theo đó, lực lượng Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
>> Nữ có được tham gia dân quân tự vệ hay không?
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh binh chủng, Tư lệnh binh đoàn.
4. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
5. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
6. Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ.
7. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
8. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
9. Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ.
10. Thôn đội trưởng.
Theo đó, hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ gồm:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh binh chủng, Tư lệnh binh đoàn.
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
- Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ.
- Thôn đội trưởng.
Dân quân tự vệ có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định nhiệm vụ của Dân quân tự vệ là:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao và diễn tập.
- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?