Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được xác định dựa trên những căn cứ nào?
Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được xác định dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển
1. Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển bao gồm:
a) Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;
b) Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;
c) Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;
d) Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;
đ) Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này và sản lượng cho phép khai thác theo loài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định tại điểm này.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.
4. Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần. Trong trường hợp có biến động về nguồn lợi thủy sản trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề, điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài.
Theo đó, hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được xác định dựa trên những căn cứ sau đây:
- Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;
- Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;
- Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;
- Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;
- Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ thêm sản lượng cho phép khai thác theo loài.
Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được xác định dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản cấp lần đầu được xác định dựa trên hạn ngạch của giấy phép đúng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản cấp lần đầu: Không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.
...
Theo đó, thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản cấp lần đầu được xác định dựa trên hạn ngạch của giấy phép đã được công bố.
Cụ thể, Giấy phép khai thác thủy sản cấp lần đầu có thời hạn không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.
Giấy phép khai thác thủy sản gồm có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Giấy phép khai thác thủy sản
...
3. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
b) Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
c) Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
d) Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
đ) Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
e) Cảng cá đăng ký;
g) Thời hạn của giấy phép.
4. Giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;
c) Giấy phép hết hạn.
...
Theo đó, Giấy phép khai thác thủy sản gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
- Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
- Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
- Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
- Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
- Cảng cá đăng ký;
- Thời hạn của giấy phép.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?