Giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực đúng không?
Năng định là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không.
...
Theo đó, năng định được hiểu là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không.
Giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực đúng không? (Hình từ Internet)
Giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực đúng không?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về danh mục và thời hạn hiệu lực của giấy phép và năng định nhân viên hàng không như sau:
Danh mục và thời hạn hiệu lực của giấy phép và năng định nhân viên hàng không
1. Danh mục giấy phép, năng định nhân viên hàng không được quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực, riêng đối với giấy phép nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 Thông tư này có hiệu lực là 07 (bảy) năm.
Dẫn chiếu đến khoản 14 Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Chức danh nhân viên hàng không
...
14. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
...
Theo đó, giấy phép nhân viên hàng không chỉ có hiệu lực khi năng định còn hiệu lực.
Tuy nhiên, đối với giấy phép nhân viên hàng cho chức danh nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thì có hiệu lực là 07 (bảy) năm.
Các nhiệm vụ đối với nhân viên hàng không gồm những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ theo chức danh của nhân viên hàng không
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh, duy trì trật tự, tuần tra, canh gác bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.
2. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện một hoặc một số các nhiệm vụ: giám sát, điều phối, phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, tàu bay tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép.
4. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay.
5. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
Theo đó, nhân viên hàng không có nhiệm vụ theo chức danh, cụ thể như sau:
- Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh, duy trì trật tự, tuần tra, canh gác bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.
- Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
- Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện một hoặc một số các nhiệm vụ: giám sát, điều phối, phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, tàu bay tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép.
- Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay.
- Các chức danh nhân viên hàng không có chức danh sau thì thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay:
+ Thành viên tổ lái gồm: lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
+ Giáo viên huấn luyện bay.
+ Tiếp viên hàng không.
+ Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
+ Nhân viên điều độ, khai thác bay.
+ Nhân viên không lưu.
+ Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
+ Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.
+ Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
+ Nhân viên khí tượng hàng không.
+ Nhân viên thiết kế phương thức bay.
+ Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?