Giấy phép khai thác thủy sản sẽ bị xử lý ra sao khi tiến hành khai thác trái phép ngoài vùng biển Việt Nam?
Giấy phép khai thác thủy sản sẽ bị xử lý ra sao khi tiến hành khai thác trái phép ngoài vùng biển Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Giấy phép khai thác thủy sản
...
5. Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
b) Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Tàu cá đã xóa đăng ký;
d) Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
b) Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
7. Nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản được điều chỉnh khi có biến động về nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu.
Theo đó, Giấy phép khai thác thủy sản sẽ bị thu hồi khi có hành vi khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam.
Giấy phép khai thác thủy sản sẽ bị xử lý ra sao khi tiến hành khai thác trái phép ngoài vùng biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện việc thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
...
5. Thu hồi giấy phép khai thác thủy sản:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đó, cơ quan thực hiện việc thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Cụ thể, căn cứ theo Điều 51 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
3. Chính phủ quy định nội dung, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản.
Theo đó, cơ quan thực hiện việc thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hai cơ quan này sẽ thực hiện việc thu hồi đối với những Giấy phép khai thác thủy sản do mình cấp.
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Thủy sản 2017, tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có những nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện được cấp giấy phép;
- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác;
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;
- Phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động;
- Đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;
- Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản;
- Chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài;
- Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực:
+ Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép;
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm;
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
+ Sổ danh bạ thuyền viên;
+ Văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng;
+ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
- Ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?