Giáo viên trung học cơ sở phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo khi chưa có bằng cấp gì?
Giáo viên trung học cơ sở phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo khi chưa có bằng cấp gì?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo
1. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
2. Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
3. Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Theo đó, Giáo viên trung học cơ sở phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo khi chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Giáo viên trung học cơ sở phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo khi chưa có bằng cấp gì? (Hình từ Internet)
02 giai đoạn trong lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định:
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở
1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Theo đó, 02 giai đoạn trong lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở là:
- Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
- Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Hiện nay nhà giáo được hưởng những chính sách gì?
Căn cứ tại Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định:
Chính sách đối với nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
2. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, hiện nay nhà giáo được hưởng những chính sách sau:
- Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
- Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.











- Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày bằng một tháng chia cho bao nhiêu ngày tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
- Khi nào thì người sử dụng lao động được phép xóa bỏ hiện trường vụ tai nạn lao động nặng?
- Người lao động có được đơn phương nghỉ việc khi bị điều chuyển công việc quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm hay không?
- Mẫu đề nghị cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam cụ thể ra sao?