Giáo viên tiểu học đến tháng 5/2028 nghỉ hưu có thuộc trường hợp phải nâng trình độ chuẩn đào tạo hay không?
Giáo viên tiểu học đến tháng 5/2028 nghỉ hưu có thuộc trường hợp phải nâng trình độ chuẩn đào tạo hay không?
Theo Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo
1. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
2. Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
3. Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Theo đó giáo viên tiểu học phải nâng trình độ chuẩn đào tạo nếu tập hợp đủ 03 điều kiện sau đây:
- Điều kiện về bằng cấp: chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp;
- Điều kiện về chức chỉ: có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;
- Điều kiện thời gian công tác (tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020):
+ Còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp;
+ Còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng.
Trường hợp giáo viên tiểu học nghỉ hưu vào tháng 5/2028 thì tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 sẽ còn 7 năm 10 tháng công tác.
Vậy giáo viên tiểu học nghỉ hưu tháng 5/2028 thuộc trường hợp phải nâng trình độ chuẩn đào tạo nếu có trình độ cao đẳng; chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên.
Giáo viên tiểu học đến tháng 5/2028 nghỉ hưu có thuộc trường hợp phải nâng trình độ chuẩn đào tạo hay không? (Hình từ Internet)
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học chia làm mấy giai đoạn?
Theo Điều 5 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học
1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Theo đó lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
- Giai đoạn 2: bắt đầu từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030,thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Giáo viên tiểu học tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn thì có quyền và trách nhiệm gì?
Theo Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP thì giáo viên tiểu học tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn có quyền và trách nhiệm như sau:
Về quyền:
- Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
- Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
- Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Về trách nhiệm:
- Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
- Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;
- Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?