Giáo viên nào được chọn để coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023?
Giáo viên nào được chọn để coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT như sau:
Ban Coi thi
…
3. Giám đốc sở GDĐT căn cứ số lượng thí sinh ĐKDT tại Hội đồng thi và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.
a) Thành phần: Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông; một Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất; các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường phổ thông khác; Thư ký Điểm thi là Thư ký Hội đồng thi hoặc giáo viên trường phổ thông; CBCT là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi; nhân viên y tế, công an (hoặc kiểm soát viên quân sự trong trường hợp đặc biệt)
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên trường phổ thông hoặc trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh được chọn để coi thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Giáo viên nào được chọn để coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023?
Tiền công của giáo viên coi thi tốt nghiệp THPT quốc gia là bao nhiêu?
Pháp luật quy định việc trả tiền công cho giáo viên khi họ tham gia coi thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm bồi dưỡng, tiền công cho công việc của họ trong quá trình này. Bên cạnh đó, khoản tiền công cũng đảm bảo tính công bằng trong quá trình coi thi, giảm thiểu ảnh hưởng đến kết quả thi do sự không trung thực hoặc thiếu tập trung từ phía giáo viên.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 69/2021/TT-BTC về việc chi tiền công:
Quy định về mức chi
…
4. Chi tiền công cho các chức danh là thành viên của Hội đồng/Ban ra đề thi (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên, Thư ký, bảo vệ vòng trong 24h/24h; Ủy viên, Thư ký, bảo vệ vòng ngoài); Hội đồng/Ban in sao đề thi (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên, thư ký làm việc cách ly; nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ làm việc cách ly; nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ vòng ngoài) và thành viên bộ phận vận chuyển đề thi; Ban chỉ đạo thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên; Thư ký; nhân viên phục vụ); Hội đồng thi (Chủ tịch; Phó Chủ tịch; Ủy viên); Ban Thư ký Hội đồng thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên); Hội đồng/Ban coi thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên, thư ký, giám thị; Công an, bảo vệ); Ban/Tổ làm phách (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên, thư ký, nhân viên phục vụ, bảo vệ làm việc cách ly; nhân viên phục vụ, bảo vệ vòng ngoài); Hội đồng/Ban chấm thi tự luận, Hội đồng/Ban phúc khảo tự luận, Hội đồng/Ban chấm thẩm định bài thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên; nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ): Áp dụng cách thức tính toán tiền công theo ngày cho từng chức danh nhưng không phân biệt trình độ đào tạo và thâm niên công tác theo mức lương quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH).
Như vậy, dẫn chiếu đến Điều 3, Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH, có thể thấy mức chi phụ cấp cho giáo viên coi thi tốt nghiệp THPT được tính tiền công theo ngày đối với từng chức danh. Cụ thể các mức chi tiền công như sau:
- Mức 1: 2.000.000 đồng/ngày
- Mức 2: 1.5000.000 đồng/ngày
- Mức 3: 1.000.000 đồng/ngày
- Mức 4: 750.000 đồng/ngày
Cán bộ coi thi có trách nhiệm gì khi tham gia coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm thực hiện như sau:
Quy trình tổ chức coi thi và trách nhiệm thực hiện
...
2. CBCT chịu trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi; thực hiện các công việc sau:
a) Phải có mặt đúng giờ tại Điểm thi để làm nhiệm vụ; trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiết bị thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, không được sử dụng đồ uống có cồn;
b) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT thứ hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi các tài liệu và vật dụng bị cấm theo quy định tại Điều 14 Quy chế này;
c) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất đi nhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;
d) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất giơ cao túi đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; mở bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi (nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề thi khác, cần báo ngay cho Trưởng Điểm thi xử lý); phát đề thi cho từng thí sinh;
đ) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCT thứ nhất đối chiếu ảnh trong Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung; trong giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công khai tại phòng thi các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định;
e) CBCT ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện theo quy trình quy định tại điểm c, điểm đ khoản này;
g) CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi. Sau khi tính giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công;
h) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài (đối với bài thi tự luận) sau khi thí sinh đã nộp bài làm, đề thi và giấy nháp; nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện theo quy định;
i) Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định; nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi giải quyết;
k) Trước khi hết giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;
l) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài ngay và tiến hành thu bài, kể cả bài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; CBCT thứ hai duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài thi vừa nhận bài thi của thí sinh; khi nhận bài thi, phải đếm đủ số tờ giấy thi của từng bài, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ giấy thi đã nộp và ký tên vào 02 (hai) Phiếu thu bài thi; chỉ khi thu xong toàn bộ bài thi, phiếu TLTN của cả phòng thi mới cho phép các thí sinh rời phòng thi;
m) Các CBCT kiểm tra, xếp bài thi của từng thí sinh theo thứ tự tăng dần của số báo danh trong phòng thi và cho vào túi đựng bài thi; CBCT thứ nhất trực tiếp mang túi đựng bài thi, 02 (hai) Phiếu thu bài thi, các biên bản xử lý kỷ luật và tang vật kèm theo (nếu có) cùng CBCT thứ hai đến bàn giao cho thư ký Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi; khi bàn giao phải kiểm đếm công khai và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài thi, Phiếu thu bài thi và các biên bản xử lý kỷ luật cùng tang vật kèm theo (nếu có);
n) Sau khi được kiểm đếm xong, bài thi và 01 (một) Phiếu thu bài thi của mỗi phòng thi được đưa vào túi đựng bài thi của phòng thi đó; được thư ký Điểm thi cùng hai CBCT niêm phong tại chỗ; nhãn niêm phong được dán vào chính giữa tất cả các mép dán của túi đựng bài thi, Trưởng Điểm thi và thư ký trực tiếp kiểm đếm ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai CBCT ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm phong; sau đó, dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi và phủ lên nhãn niêm phong; Thư ký Điểm thi và hai CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao; Phiếu thu bài thi còn lại của phòng thi được để bên ngoài, nộp cùng với túi bài thi và hồ sơ coi thi được niêm phong.
Như vậy, giáo viên là cán bộ coi thi cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình tham gia thực hiện coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?