Giáo viên không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được được tính phụ cấp như thế nào?
- Giáo viên không chuyên trách dạy tại các lớp hòa nhập cho người khuyết tật có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay không?
- Giáo viên không chuyên trách dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp như thế nào?
- Cách tính, hưởng phụ cấp của giáo viên không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được quy định như thế nào?
Giáo viên không chuyên trách dạy tại các lớp hòa nhập cho người khuyết tật có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay không?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ưu đãi:
- Trường hợp 1: Giáo viên là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật/lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Trường hợp 2: Giáo viên là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục tại các lớp học riêng dành cho người khuyết tật.
- Trường hợp 3: Giáo viên là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tại các lớp hòa nhập cho người khuyết tật).
- Trường hợp 4: Giáo viên là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (tại các lớp hòa nhập cho người khuyết tật).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT có nêu:
2. Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
Như vậy, giáo viên không chuyên trách dạy tại các lớp hòa nhập cho người khuyết tật sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Giáo viên không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được được tính phụ cấp như thế nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên không chuyên trách dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên không chuyên trách dạy học sinh khuyết tật sẽ được hưởng mức phụ cấp như sau:
(1) Đối với giáo viên không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x mức lương cơ sở.
Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = 40% x mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
(2) Đối với giáo viên không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x mức lương cơ sở.
Mức phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật bao gồm:
- Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;
- Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;
- Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;
- Mức 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;
- Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;
- Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;
- Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.
Bên cạnh đó, còn có chế độ ưu đãi được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg.
Cách tính, hưởng phụ cấp của giáo viên không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH, việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được quy định như sau:
(1) Đối với tiền phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.
(2) Đối với tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng
Tiền phụ cấp ưu đãi = {(Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng) x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?