Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:
1. Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Bên cạnh đó, Điều 2 Luật Viên chức 2010 định nghĩa về viên chức như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo các quy định trên, pháp luật quy định đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là viên chức chuyên ngành giáo dục làm việc theo hợp đồng làm việc thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, đối với giáo viên làm việc theo hợp đồng thì hợp đồng đó được xác định là hợp đồng lao động.
Vì thế, trường hợp giáo viên đứng lớp là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động không phải là viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo thì không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Giáo viên hợp đồng có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?
Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
- Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng: Là tổng của các hệ số mà viên chức trong ngành giáo dục và đào tạo nhận được, bao gồm cả phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung.
- Mức lương cơ sở theo từng thời kỳ: Từ 01/7/2024, mức lương cơ sở được quy định là 2,34 triệu đồng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
- Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng: Giáo viên tham gia giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 5 năm (đủ 60 tháng) thì mức phụ cấp thâm niên là 5%. Từ năm thứ 6 trở đi, cứ 1 năm (đủ 12 tháng) đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức hưởng tăng thêm 1% (khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP).
Như vậy, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên cũng tương tự như cách tính tiền lương cho người làm việc khu vực công, chỉ khác ở điểm sẽ nhân thêm với mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
Ngoài ra, pháp luật cũng không quy định mức trần cho mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
Do đó giáo viên có thời gian công tác và tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc càng lâu sẽ nhận được mức phụ cấp thâm niên càng cao.
Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp thâm niên?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, các khoản thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo bao gồm:
- Thời gian tập sự.
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP.
Như vậy, khi giáo viên tham gia BHXH bắt buộc và đang giảng dạy, giáo dục, nếu gặp phải các trường hợp nêu trên, thì thời gian đó sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho nhà giáo.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Lương hưu chính thức không điều chỉnh tăng trong 06 tháng cuối năm 2025 cho người lao động đúng không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?