Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè được không?
Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè được không?
Tại Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT năm 2019 bãi bỏ quy định về dạy thêm, học thêm khiến cho nhiều giáo viên nghĩ rằng bản thân không còn được dạy thêm, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ thì quyết định này chỉ hạn chế những đối tượng nhất định mà không phải là tất cả trường hợp nhà giáo không được dạy thêm.
Cụ thể, quy định về xin phép dạy thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã bị bãi bỏ bởi Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT năm 2019 do Luật Đầu tư 2014 đã hết hiệu lực.
Theo quy định trước đây tại khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
...
Theo đó, Luật Đầu tư 2014 quy định việc dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Số thứ tự 152 Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014.
Tuy nhiên từ ngày 01/01/2021, Luật Đầu tư 2020 không còn quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nữa. Đồng thời, việc dạy thêm không còn phải xin giấy phép.
Trường hợp giáo viên có nhu cầu tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường thì chỉ cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ dạy thêm, học thêm (mã ngành 8559) tùy thuộc quy mô hoạt động của cơ sở bên mình, có thể dưới hình thức hộ kinh doanh,… và thực hiện các nghĩa vụ khai, nộp thuế theo quy định.
Đơn vị cấp phép đầu tư, kinh doanh dạy thêm sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép và Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm về chuyên môn.
Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè được không?
Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày. Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
...
Như vậy, nếu giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày.
Đồng thời hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải xuất trình những giấy tờ gì khi được kiểm tra?
Tại khoản 3 Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
...
3. Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; danh sách người học thêm; thời khóa biểu dạy thêm; đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện qui định về dạy thêm, học thêm; thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý.
Như vậy, giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường khi được kiểm tra phải xuất trình những giấy tờ sau:
- Hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
- Danh sách người dạy thêm;
- Danh sách người học thêm;
- Thời khóa biểu dạy thêm;
- Đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?