Giảng viên cao đẳng sư phạm được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề với mức bao nhiêu?
Giảng viên cao đẳng sư phạm được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề với mức bao nhiêu?
Tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
1. Mức phụ cấp
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
...
Theo đó, giảng viên đang trực tiếp giảng dạy trong trường cao đẳng sư phạm được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 40%.
Giảng viên cao đẳng sư phạm được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề với mức bao nhiêu?
Muốn được thi thăng hạng lên giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20
Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
5. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
6. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT.
Theo đó, viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.
Giảng viên cao đẳng sư phạm phải đáp ứng những yêu cầu chung gì về đạo đức nghề nghiệp?
Tại Điều 3 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục và các quy định pháp luật của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giảng viên cao đẳng sư phạm phải đáp ứng 04 yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp như quy định nêu trên.
Mức lương từ 1/7/2024 của giảng viên trường cao đẳng sư phạm công lập là bao nhiêu sau khi điều chỉnh lương cơ sở?
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính cần có tiêu chuẩn điều kiện gì?
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính có yêu cầu công việc và tiêu chí đánh giá ra sao?
Các công việc của giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp có quyền hạn ra sao?
Yêu cầu trình độ đào tạo của giảng viên cao đẳng sư phạm chính theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT ra sao?
Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính?
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp có hệ số lương bao nhiêu?
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp yêu cầu trình độ đào tạo như thế nào?
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ gì?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?