Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu về trình độ như thế nào?
Yêu cầu về trình độ đối với người giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Tốt nghiệp đại học trở lên về Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Luật.. - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền. |
Kiến thức bổ trợ | Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Có ít nhất 05 năm công tác trong ngành NH, trong đó có ít nhất 03 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực tài chính – ngân hàng. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Chịu được áp lực trong công việc. - Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. - Khả năng đoàn kết nội NHNN. - Phẩm chất khác. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của vụ, đơn vị. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của vụ, đơn vị. - Hiểu biết về hệ thống tài chính và định hướng phát triển. |
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu về trình độ như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Tham mưu với Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn | Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc |
Chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Chi nhánh | - Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Chi nhánh. - Quy định quy chế làm việc trong nội bộ Chi nhánh. - Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Chi nhánh và áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. - Chỉ đạo, theo dõi, nắm bắt công việc hàng ngày của Chi nhánh; Xử lý các công việc trong phạm vi được giao và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo NHNN đối với những việc vượt quá thẩm quyền. - Phân công, hỗ trợ, giúp đỡ các Phó Giám đốc trong các vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn cũng như quản lý cán bộ trực thuộc. - Kiểm tra, đánh giá, đôn đốc tình hình thực hiện công việc của Chi nhánh; - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch định kỳ; xây dựng báo cáo năm/ định kỳ. - Chủ động phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan để xử lý những vấn đề liên quan đến công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của CN. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các phòng và công chức Chi nhánh trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý, chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh. - Chỉ đạo công tác tổng hợp, báo cáo các mặt hoạt động kế hoạch thanh tra, quyết định thành lập đoàn thanh tra, xem xét kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra theo thẩm quyền; Quyết định việc cấp, thu hồi giấy phép về thành lập và hoạt động NH; việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với các TCTD trên địa bàn. - Xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của NHNN và của pháp luật. - Chỉ đạo công tác hành chính - quản trị, xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản, công cụ, văn phòng phẩm... |
Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức – nhân sự của Chi nhánh | - Quản lý biên chế, thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức và người lao động theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật. - Chỉ đạo xây dựng nhu cầu biên chế của Chi nhánh theo thẩm quyền; bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển công chức của Chi nhánh; Chỉ đạo công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; Đề xuất hoặc quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức và xếp lương, chuyển ngạch, nâng ngạch, nâng bậc lương đối với công chức theo phân cấp. - Phân công, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện công việc của các cán bộ trực tiếp quản lý. - Quyết định đánh giá xếp loại công chức hàng năm đối với các công chức của đơn vị (trừ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của BCS Đảng – Thống đốc). - Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của đơn vị. - Chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ của đơn vị. |
Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chuyên môn và nội bộ của Chi nhánh | - Tổ chức thực hiện quyết định của Thống đốc NHNN về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh. - Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực hoạt động được giao. - Chỉ đạo tổ chức thực hiện các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh. - Chỉ đạo xử lý các vướng mắc, kiến nghị của các đơn vị trong và ngoài ngành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao của Chi nhánh. - Phê duyệt kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm về công tác của Chi nhánh và phương án triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm của NHNN giao cho đơn vị. - Đôn đốc thực hiện theo tiến độ, kiểm tra, tổng kết, sơ kết công tác theo chương trình, kế hoạch. - Thực hiện báo cáo Thống đốc, cấp ủy, chính quyền địa phương liên quan đến công tác kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch của NHNN theo chuyên môn, nhiệm vụ được giao. - Trực tiếp phụ trách công tác kiểm soát nội bộ và thanh tra, giám sát Chi nhánh: Chỉ đạo xây dựng chương trình và triển khai công tác KSNB; Quyết định xử lý các vấn đề sau kiểm soát nội bộ theo thẩm quyền. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát đối với các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động NH trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra, quyết định thành lập đoàn thanh tra, xem xét kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra theo thẩm quyền; Quyết định việc cấp, thu hồi giấy phép về thành lập và hoạt động NH; việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với các TCTD trên địa bàn; Có ý kiến về việc bổ nhiệm đối với Giám đốc (hoặc tương đương) của các Chi nhánh NHTMNN đóng trên địa bàn... - Xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của NHNN và của pháp luật. - Chỉ đạo công tác hành chính - quản trị, xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản, công cụ, văn phòng phẩm... - Chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính tại Chi nhánh. - Chỉ đạo thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan; thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Quy tắc ứng xử của công chức NHNN; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. |
Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị | - Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của đơn vị, NHNN, trên địa bàn - Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của đơn vị - Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo NHNN |
Thực hiện các công việc khác do Thống đốc NHNN giao và theo quy định của pháp luật. | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ chức |
Quyền của người giữ chức vụ Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải có quyền hạn như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; |
4.2 | Được quyết định điều động, công chức giữa các phòng trong Chi nhánh; |
4.3 | Được quyền phân công công việc cho các Phó Giám đốc, các Trưởng phòng, các Phó phòng trong Chi nhánh; . |
4.4 | Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của NHNN trong phạm vi nhiệm vụ được giao; |
4.5 | Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; |
4.6 | Được tham gia các cuộc họp do Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, NHNNTW triệu tập và các cuộc họp có liên quan khác. |
Xem chi tiết bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV: Tại dây
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?