Giám định viên pháp y đã nghỉ hưu có được tiếp tục hành nghề không?
Giám định viên pháp y đã nghỉ hưu có được tiếp tục hành nghề không?
Tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Như vậy, giám định viên tư pháp đã nghỉ hưu thuộc trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn để tiếp tục hành nghề nên sẽ bị miễn nhiệm theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020.
Giám định viên pháp y đã nghỉ hưu có được tiếp tục hành nghề không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đối với giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm cần những giấy tờ gì?
Tại khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
...
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm gồm:
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên pháp y hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm.
Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y như sau:
Tại cấp Trung ương
- Cơ quan đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm gửi đến Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Pháp chế rà soát hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y và điều chỉnh danh sách giám định viên trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp. Trường hợp không miễn nhiệm thì Bộ Y tế thông báo cho cơ quan đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
- Cơ quan đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm theo quy định cụ thể trên gửi đến Sở Y tế. Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp rà soát hồ sơ.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y và điều chỉnh danh sách giám định viên trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên pháp y.
Trường hợp không miễn nhiệm thì Sở Y tế thông báo cho cơ quan đề nghị miễn nhiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?