Gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi người sử dụng lao động gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi từ chị Thủy (Gia Lai).

Người lao động nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Luật Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020) quy định về người lao động nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS như sau:

- Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo quy định cửa pháp luật.

- Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau đây:

+ Tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định của Chính phủ;

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định Chính phủ;

+ Tư vấn và hỗ trợ cho người có hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV;

+ Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;

+ Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS;

+ Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.

Gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?

Gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi nào người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người dự tuyển lao động phải xét nghiệm HIV?

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như sau:

Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
...
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Theo đó, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động (trừ trường hợp danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng).

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP quy định về danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng như sau:

- Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.

- Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Các ngành nghề được nêu trên bắt buộc phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.

Gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
đ) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này;
d) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
e) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu hủy sản phẩm truyền thông.

Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy hành vi gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV, người sử dụng lao động sẽ chịu mức phạt như sau:

- Phạt tiền:

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

- Khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động tiếp nhận người nhiễm HIV.

Người lao động nhiễm HIV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ tuổi nào? Trường hợp nào NLĐ bị nhiễm HIV được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần?
Lao động tiền lương
HIV là gì? Công ty có được cho người lao động bị nhiễm HIV thôi việc hay không?
Lao động tiền lương
Gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV bị xử phạt như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người lao động nhiễm HIV
703 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào