File Excel quản lý danh sách nhân sự tổng quan chuẩn nhất dùng cho doanh nghiệp là mẫu nào?
File excel quản lý danh sách nhân sự tổng quan chuẩn nhất dùng cho doanh nghiệp là mẫu nào?
File excel quản lý danh sách nhân sự tổng hợp là tài liệu chi tiết và toàn diện về thông tin của tất cả nhân sự đang làm việc tại công ty trong thời hạn hợp đồng.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể về Mẫu File excel quản lý danh sách nhân sự tổng quan. Người sử dụng lao động có thể tham khảo File excel quản lý danh sách nhân sự tổng quan dưới đây:
Tải File excel quản lý danh sách nhân sự tổng quan: Tại đây
File excel quản lý danh sách nhân sự tổng quan chuẩn nhất dùng cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Điều chuyển nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp như thế nào cho đúng luật?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp chỉ được chuyển người lao động đi làm việc khác so với hợp đồng lao động (điều chuyển nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp) trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước.
- Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định sau đây khi điều chuyển người lao động đi làm việc khác so với hợp đồng lao động:
- Việc điều chuyển được thực hiện tạm thời và không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
- Doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
- Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
- Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì doanh nghiệp phải giữ nguyên tiền lương của công việc cũ cho người lao động trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Doanh nghiệp phải đảm bảo tiền lương của người lao động theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Nếu người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
Điều chuyển nhân sự không đúng thời hạn thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Tại khoản 2 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng thời hạn thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân.
Do đó, trường hợp là doanh nghiệp vi phạm thì sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng
Đồng thời, buộc công ty bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết.


- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?
- Nghỉ hưu trước tuổi từ 01/7/2025, hưởng trợ cấp 10 tháng tiền lương hiện hưởng khi có bao nhiêu năm công tác theo Công văn 1814?
- Thay đổi tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức theo từng đặc điểm, từng địa phương theo Công văn 1814 có đúng không?
- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?