File Excel theo dõi biến động tiền lương của nhân sự chuẩn nhất dùng cho doanh nghiệp là mẫu nào?
File Excel theo dõi biến động tiền lương của nhân sự chuẩn nhất dùng cho doanh nghiệp là mẫu nào?
File Excel theo dõi biến động tiền lương của nhân sự là tài liệu ghi nhận các trường hợp như tăng giảm lương, thay đổi cấp bậc trong công việc, luân chuyển vị trí, chuyển công tác,... Khi xây dựng file Excel này, cần đặc biệt chú ý ghi rõ ngày hiệu lực của từng thay đổi để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể về Mẫu File Excel theo dõi biến động tiền lương của nhân sự. Người sử dụng lao động có thể tham khảo File Excel theo dõi biến động tiền lương của nhân sự dưới đây:
Tải File Excel theo dõi biến động tiền lương của nhân sự: Tại đây
File Excel theo dõi biến động tiền lương của nhân sự chuẩn nhất dùng cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Xác định thời điểm tăng lương cho người lao động như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề: quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận cụ thể về điều kiện, thời điểm tăng lương hoặc ghi nhận về việc thực hiện việc tăng lương theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của công ty.
Điều này cũng có nghĩa, pháp luật không quy định cụ thể về thời điểm tăng lương và mức tăng lương mà sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 cũng yêu cầu phía công ty buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để thỏa thuận mức lương trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Do đó, để xác định thời điểm tăng lương của người lao động cần căn cứ thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng lao động đã ký.
Công ty buộc phải tăng lương cho người lao động trong trường hợp nào?
Mặc dù chế độ tăng lương sẽ do các bên thỏa thuận nhưng có 2 trường hợp sau đây, công ty buộc phải tăng lương cho người lao động:
(1) Người lao động ký hợp đồng lao động sau khi hết thử việc
Tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, nếu trước đó mức lương thử việc thấp hơn lương chính thức thì sau khi thử việc đạt yêu cầu, người lao động phải được trả lương với mức cao hơn.
(2) Khi lương tối thiểu vùng tăng, tăng lương cho người nhận lương tối thiểu.
Tại Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, tiền lương theo công việc hoặc chức danh trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu vùng này do Chính phủ công bố dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Mức lương này thường sẽ được tăng dần theo từng năm.
Do vậy, nếu mức lương tối thiểu vùng tăng, những người lao động đang nhận lương tối thiểu cũng sẽ được tăng lương.


- Chính thức ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động nào theo Công văn 1767?
- Danh sách bí thư 34 tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh thành 2025 đầy đủ được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, xây dựng xin ý kiến những ai? Tiêu chuẩn của Bí thư tỉnh ủy được quy định như thế nào?
- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Thủ tướng Chính phủ thống nhất lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 đối với người lao động trên cả nước được nghỉ tổng cộng bao nhiêu ngày?
- Tăng lương hưu lên hơn 15% cho CBCCVC và LLVT, sau đó tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2025 được đề xuất thực hiện trong trường hợp gì?