Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngay mà không cần phải chờ đủ thời gian trong trường hợp nào?

Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngay mà không cần phải chờ đủ thời gian trong trường hợp nào? Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính ra sao? Câu hỏi của chị H.A (Lâm Đồng).

Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngay mà không cần phải chờ đủ thời gian trong trường hợp nào?

Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...

Đồng thời, tại điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được rút bảo hiểm xã hội 1 lần sau một năm nghỉ việc kể từ thời điểm chấm dứt đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Bên cạnh các đối tượng phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định thì trong một số trường hợp, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần ngay mà không cần phải chờ đủ thời gian trong các trường hợp sau:

- Người lao động đã đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Người lao động ra nước ngoài để định cư;

- Người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc những bệnh nghiêm trọng khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn… phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngay mà không cần phải chờ đủ thời gian trong trường hợp nào?

Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngay mà không cần phải chờ đủ thời gian trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...

Theo đó mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Có được ủy quyền cho người khác nhận thay bảo hiểm xã hội 1 lần?

Tại khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Quyền của người lao động
...
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Theo đó, pháp luật quy định một trong những quyền của người lao động là ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, căn cứ vào Công văn 1165/BHXH-ST năm 2020 về việc lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội của người lao động có quy định:

...
Thời gian qua BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, công an, lao động , công đoàn … cơ quan thông tấn báo chí tại địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến đông đảo người lao động và nhân dân về các quy định của của pháp luật về BHXH; khuyến cáo người lao động không thực hiện mua bán sổ BHXH, ký hợp đồng ủy quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người khác nếu không có lý do chính đáng; phối hợp với cơ quan công an điều tra hành vi mạo danh tài khoản Facebook mang tên cơ quan BHXH của các đối tượng xấu để xử lý theo quy định của pháp luật BHXH hiện hành.
Để quản lý chặt chẽ việc quản lý sổ BHXH khi giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, ngăn chặn tình trạng trên BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất cho phép cơ quan BHXH các cấp tạm thời không nhận hồ sơ của người lao động ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận hộ tiền hưởng trợ cấp BHXH một lần, trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động không thể đến cơ quan BHXH (có Giấy xác nhận của cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe của người ủy quyền) để tránh lạm dụng và việc mua bán lửa đảo đang diễn ra hàng ngày.
...

Như vậy, ở thời điểm hiện tại cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn giải quyết việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với thủ tục ủy quyền thông qua giấy ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật dân sự về ủy quyền cho đến khi có quy định chính thức về việc không được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận hộ tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.

Rút bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 01/7/2025, người tham gia BHXH tự nguyện được rút BHXH 1 lần trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Những trường hợp nào vẫn được rút BHXH 1 lần từ 01/7/2025?
Lao động tiền lương
Điều kiện rút BHXH 1 lần đối với người lao động tham gia BHXH trước ngày 1/7/2025 mà sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là gì?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, rút BHXH 1 lần vẫn được hưởng lương hưu đúng không?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc có đương nhiên được rút bảo hiểm xã hội 1 lần không?
Lao động tiền lương
Rút BHXH 1 lần năm nay được bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, người đóng BHXH chưa đủ 1 năm rút BHXH 1 lần được không?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH chưa đủ 1 năm rút BHXH 1 lần được bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH chưa đủ 1 năm rút BHXH 1 lần được không?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH 6 tháng có rút BHXH 1 lần được không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Rút bảo hiểm xã hội một lần
637 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào