Được đóng bảo hiểm thai sản ngay khi mới đi làm trong trường hợp nào?
Được đóng bảo hiểm thai sản ngay khi mới đi làm trong trường hợp nào?
Tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
Theo đó, người lao động được ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ được đóng bảo hiểm thai sản. Thông thường, người lao động mới đi làm thường không được ký hợp đồng lao động ngay mà sẽ ký hợp đồng thử việc trước.
Tuy nhiên, người lao động mới đi làm sẽ được đóng bảo hiểm thai sản ngay nếu ký hợp đồng lao động với công ty luôn từ khi bắt đầu đi làm. Trường hợp ký hợp đồng thử việc trước thì người lao động mới đi làm sẽ không được đóng bảo hiểm thai sản ngay.
Được đóng bảo hiểm thai sản ngay khi mới đi làm trong trường hợp nào? (Hình từu Internet)
Người lao động được hưởng bảo hiểm thai sản bao nhiêu lần?
Bảo hiểm thai sản có thể hiểu là chế độ thai sản, là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo đó, người lao động đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì được hưởng chế độ thai sản.
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, không có quy định về việc bảo hiểm thai sản được hưởng mấy lần.
Vì thế người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản cho mỗi lần mang thai, sinh con, nhận con nuôi nếu đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ và đủ điều kiện hưởng mà không bị giới hạn số lần hưởng.
Tiền bảo hiểm thai sản do ai chi trả?
Tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như về trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm thai sản như sau:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
...
Đồng thời dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm thai sản như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
...
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
...
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan bảo hiểm sẽ đóng vai trò chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động có đủ điều kiện hưởng.
Đồng thời, công ty cũng giữ vai trò cầu nối khi có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày. Nếu đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?