Được đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý trong những trường hợp nào?
Được đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 25a Thông tư 08/2017/TT-BTP (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định như sau:
Thay đổi người hướng dẫn tập sự
1. Người tập sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người đứng đầu Trung tâm về việc thay đổi người hướng dẫn tập sự khi người hướng dẫn tập sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người hướng dẫn tập sự vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư số 03/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Người hướng dẫn tập sự chuyển công tác, nghỉ việc, thôi việc, buộc thôi việc, chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu Trung tâm có trách nhiệm xem xét, quyết định.
Theo đó, người tập sự trợ giúp pháp lý được đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự trong những trường hợp sau đây:
- Người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý phân biệt đối xử giữa những người tập sự trợ giúp pháp lý.
- Người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý lợi dụng tư cách người hướng dẫn tập sự để buộc người tập sự trợ giúp pháp lý phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự.
- Người hướng dẫn tập sự chuyển công tác, nghỉ việc, thôi việc, buộc thôi việc, chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý.
Được đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý sẽ là người nhận xét về báo cáo kết quả thực tập của người tập sự đúng không?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm, người tập sự và người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Trung tâm quyết định phân công trợ giúp viên pháp lý có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người hướng dẫn tập sự) để hướng dẫn cho người tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người tập sự). Trường hợp từ chối thì Trung tâm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Người tập sự được người hướng dẫn tập sự hướng dẫn trong các hoạt động nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý; có trách nhiệm tuân thủ quy định và nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, nội quy, quy chế của nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; chịu trách nhiệm trước người hướng dẫn tập sự và Trung tâm về kết quả, tiến độ của các công việc được phân công. Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải có báo cáo kết quả tập sự.
3. Người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc do mình phân công cho người tập sự; nhận xét về báo cáo kết quả tập sự của người tập sự.
Theo đó, người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý sẽ là người nhận xét về báo cáo kết quả thực tập của người tập sự.
Người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý phải có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
Theo đó, người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?