Dự thảo 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH sẽ thay đổi những bệnh nào?

Dự thảo 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi những bệnh nào?

Dự thảo 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH sẽ thay đổi những bệnh nào?

Bộ Y tế vừa ban hành Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, nội dung nổi bật của Dự thảo Thông tư là danh sách 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH Bộ Y tế liệt kê kèm theo phụ lục hướng dẫn về việc chẩn đoán, giám định được quy định tại Điều 3 của Dự thảo Thông tư. Dự kiến dự thảo thông tư này sẽ thay thế Thông tư 15/2016/TT-BYT; Thông tư 02/2023/TT-BYT ngay khi được ban hành.

Xem Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH tại đây: Tại đây

Theo đó, 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất 2024 được quy định tại Điều 3 Dự thảo Thông tư về Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

7. Bệnh hen nghề nghiệp

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp

31. Bệnh lao nghề nghiệp

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp

35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp

Có thể thấy, Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH không có sự thay đổi về số lượng bệnh nghề nghiệp nhưng có sự thay đổi tên một số bệnh. Chẳng hạn như Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen được bổ sung thành bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

Lưu ý: Thông tin này có thể thay đổi khi dự thảo được chính thức thông qua.

Dự thảo 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi những bệnh nào?

Dự thảo 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi những bệnh nào?

Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp theo Dự thảo mới như thế nào?

Theo Điều 4 Dự thảo Thông tư Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó; Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời.

Cùng đó điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Dự thảo nêu rõ, một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.

Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Cơ bản những quy định này vẫn giữ nguyên theo Thông tư 02/2023/TT-BYT Thông tư 15/2016/TT-BYT, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BYT.

Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, các trường đại học Y, Dược tổ chức thực hiện Dự thảo Thông tư Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH như thế nào?

Theo Điều 5 Dự thảo Thông tư Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, các trường đại học Y, Dược phải chủ động nghiên cứu, đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trên cơ sở các tiêu chí sau:

- Xác định được mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động với một bệnh cụ thể. Một số bệnh có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc lần đầu với yếu tố có hại trong quá trình lao động, người lao động có thể đã nghỉ hưu hoặc chuyển sang công việc khác.

- Bệnh xảy ra trong nhóm người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm người lao động không tiếp xúc.

- Một số bệnh xảy ra ở người lao động do tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu mà đã được quốc tế công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm có thể bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp lần đầu hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Chế độ trợ cấp cho người lao động tái phát bệnh nghề nghiệp được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
35 loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính mới nhất là biên bản nào?
Lao động tiền lương
Bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Áp lực công việc gây nên bệnh rối loạn lo âu thì có phải bệnh nghề nghiệp hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh nghề nghiệp
845 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào