Dự kiến người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ thai sản 2023? Mức trợ cấp thai sản của chế độ BHXH tự nguyện như thế nào?
- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là gì?
- Dự kiến người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ thai sản 2023?
- Mức hưởng chế độ thai sản của BHXH tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản của BHXH tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như thế nào?
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại Điều 31 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân và viên chức quôc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tô chức cơ yêu;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
đ) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yêu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; dân quân thường trực;
e) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đông:
g) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiên lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trần;
k) Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có mức tiên lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 của Luật này;
l) Chủ hộ kinh doanh;
m) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiên lương.
...
4. Người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuôi trở lên và không thuộc đôi tượng quy dịnh tại khoản 1 Điều này.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này gọi chung là người lao động.
Quy định khoản 4 Điều này kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tuy nhiên về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được sửa đổi, bổ sung thêm để phù hợp với các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, trên tinh thần các đối tượng là công dân Việt Nam nếu không thuộc các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có nhu cầu.
Dự kiến người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ thai sản 2023? Mức trợ cấp thai sản của chế độ BHXH tự nguyện như thế nào? (Hình từ Internet)
Dự kiến người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ thai sản 2023?
Theo khoản 3 Điều 4 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Như vậy, nếu Dự thảo được thông qua thì người dân khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Theo quy định của pháp luật hiện nay tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
..
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
...
Quy định này được kế thừa từ khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, theo đó người tham gia BHXH tự nguyện từ trước đến nay chỉ được nhận 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Mức hưởng chế độ thai sản của BHXH tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định tại Điều 101 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Mức hưởng trợ cấp thai sản
1. Lao động nữ khi sinh con, lao động nam có vợ sinh con được hưởng 2.000.000 đồng cho một con mới sinh.
2. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trợ cấp thai sản quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Như vậy, nếu Dự thảo được thông qua thì người dân tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ thai sản với mức 2.000.000 đồng cho một con mới sinh.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của BHXH tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định tại Điều 101 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng trợ cấp thai sản như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
-. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?