Đơn vị sự nghiệp nhóm 4 có được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay không?
Đơn vị sự nghiệp nhóm 4 có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn được không?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập
…
4. Đơn vị nhóm 4 thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, nhưng số lượng người ký kết hợp đồng lao động chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành. Số lượng hợp đồng ký kết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương xem xét, quyết định.
5. Đơn vị nhóm 3 và đơn vị nhóm 4 còn số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền giao thì phải thực hiện tuyển dụng đối với số được giao.
…
Theo quy định trên, đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 4 được phép ký kết hợp đồng lao động với người lao động để làm công việc chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị nhưng thời hạn hợp đồng lao động là không quá 12 tháng.
Bên cạnh đó, số lượng người ký kết hợp đồng lao động tại đơn vị sự nghiệp nhóm 4 cũng không được chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
Đồng thời, trong thời gian chưa bố trí đầy đủ người làm việc theo biên chế thì đơn vị sự nghiệp nhóm 4 vẫn phải tiếp tục tuyển dụng viên chức để đảm bảo tuyển dụng đủ số lượng được giao.
Đơn vị sự nghiệp nhóm 4 có được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP thì tiêu chuẩn điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
(1) Đối với cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được hưởng các quyền lợi sau đây:
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
+ Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
+ Có đủ sức khỏe để làm việc;
+ Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
+ Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
+ Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ được tính làm căn cứ xếp lương theo vị trí việc làm nếu được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. Việc xếp lương tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP.
(2) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
- Thực hiện ký kết hợp đồng trong tổng số hợp đồng được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Chi trả lương, thực hiện chế độ, chính sách khác cho người lao động theo thỏa thuận hoặc chi trả theo hợp đồng dịch vụ, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của người ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ;
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Trường hợp ký kết hợp đồng lao động với cá nhân thì đơn vị sự nghiệp công lập phải tăng mức trích lập Quỹ phúc lợi bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để bảo đảm giải quyết chế độ, chính sách trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ là gì?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 111/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ được xác định như sau:
- Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.
- Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thường xuyên và đơn vị nhóm 4: Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.











- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Bỏ cấp huyện: Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?
- Công văn 03: Chế độ phụ cấp lương hiện hưởng của CBCCVC, NLĐ hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới như thế nào?
- Chính thức: Chốt thời hạn và thời gian giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Quyết định thực hiện không chi trả chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi nhưng mang lại lợi ích cho cơ quan theo Hướng dẫn 01 đúng không?