Đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì dùng mẫu nào để khai báo tai nạn lao động?
- Đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì dùng mẫu nào để khai báo tai nạn lao động?
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hình thành từ các nguồn nào?
- Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đóng bảo hiểm bằng các phương thức nào và mức đóng ra sao?
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì dùng mẫu nào để khai báo tai nạn lao động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 143/2024/NĐ-CP:
Phân loại, khai báo, điều tra tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
...
2. Việc khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định như sau:
a) Khi xảy ra tai nạn đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì người lao động bị nạn hoặc thân nhân người bị nạn phải báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo mẫu khai báo tai nạn lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Khi nhận được tin báo tai nạn của người lao động hoặc gia đình người lao động bị tai nạn, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu báo cáo nhanh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì đồng thời phải báo với cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra tai nạn.
Theo đó, khi xảy ra tai nạn đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì người lao động bị nạn hoặc thân nhân người bị nạn phải báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo mẫu khai báo tai nạn lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
>> Tải về Mẫu khai báo tai nạn lao động đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Ngoài ra, khi nhận được tin báo tai nạn của người lao động hoặc gia đình người lao động bị tai nạn, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu báo cáo nhanh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
>> Tải về Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì dùng mẫu nào để khai báo tai nạn lao động? (Hình từ Internet)
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 143/2024/NĐ-CP:
Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Tiền đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại Điều 11, Điều 12 của Nghị định này.
2. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Hỗ trợ của Nhà nước.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Theo đó, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hình thành từ các nguồn:
- Tiền đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Hỗ trợ của Nhà nước.
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đóng bảo hiểm bằng các phương thức nào và mức đóng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP:
Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:
a) Đóng 06 tháng một lần;
b) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 06 tháng một lần hoặc đóng 12 tháng một lần.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
+ 6% tháng lương tối thiểu vùng 4 với mức đóng 06 tháng;
+ 12% tháng lương tối thiểu vùng 4 với mức đóng 12 tháng.











- Quyết định chính thức bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ hệ số lương của 09 đối tượng CBCCVC và LLVT, mở rộng quan hệ tiền lương sau 2026 như thế nào?
- Không đồng ý giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ công chức viên chức người lao động có nguyện vọng xin nghỉ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Giảm tiền lương cán bộ công chức viên chức khi thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng bằng mức lương cơ bản đúng không?
- Sau 01/7/2025, Chính phủ quy định lại mức điều chỉnh lương hưu cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cơ sở nào?
- Quốc hội ban hành nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trước ngày nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?