Đối tượng nào được chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở?
Công đoàn cơ sở là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
4. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
5. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.
6. Đơn vị sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng, sử dụng lao động và trả lương theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Đối tượng nào được chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định:
Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở
1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm
a) Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
b) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
c) Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
d) Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên, như sau:
a. Đối với chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở:
...
Theo đó, đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở cụ thể bao gồm:
- Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Phó chủ tịch công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
Phụ cấp trách nhiệm của cán bộ công đoàn cơ sở có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại Điều 2 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định:
Nguyên tắc thực hiện
1. Đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của đơn vị theo quy định của Tổng Liên đoàn. Nguồn chi phụ cấp của đơn vị có trong dự toán được duyệt và quyết toán công khai, minh bạch, đủ chứng từ theo quy định.
2. Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.
3. Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nhiệm trong quy định này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Người được hưởng phụ cấp theo quy định này khi thôi giữ chức vụ, nhiệm vụ được giao thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
5. Công đoàn cấp cơ sở được sử dụng tối đa 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở dùng cho chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp chi không hết 45% đoàn phí để lại công đoàn cơ sở thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
Theo đó, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ công đoàn cơ sở không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?