Doanh nghiệp thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại? Câu hỏi từ anh Huỳnh (Kiên Giang).

Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động gồm những gì?

Căn cứ Điều 30 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động, cụ thể như sau:

Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động
1. Trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm nội dung chính sau đây:
a) Khám sức khỏe trước khi bố trí vị trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;
b) Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
d) Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Chế độ cho người lao động thuê lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
e) Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại.
2. Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm theo nguyên tắc sau đây:
a) Không được có những quyền, lợi ích thấp hơn những nội dung trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động thuê lại;
b) Nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động trong cùng một Điều kiện làm việc.

Theo đó, trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động, nội dung chính về an toàn, vệ sinh lao động gồm:

- Khám sức khỏe trước khi bố trí vị trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;

- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;

- Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;

- Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Chế độ cho người lao động thuê lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại.

Doanh nghiệp thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại?

Doanh nghiệp thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại?

Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:

An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
...
2. Bên thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thuê lại lao động; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình;
b) Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân, đồng thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động và thực hiện khai báo, điều tra theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này;
c) Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của Luật này, trừ trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện phù hợp với công việc mà người lao động thuê lại được giao; định kỳ 6 tháng, hằng năm, tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
d) Phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động; lưu giữ các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại.
...

Theo đó, khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại thì bên thuê lại lao động phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân, đồng thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động và thực hiện khai báo, điều tra theo quy định.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Theo đó, thời hạn tối đa để cho thuê lại lao động đối với người lao động là 12 tháng.

Doanh nghiệp thuê lại lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp thuê lại lao động có được ký hợp đồng lao động với người mà họ đã thuê lại không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp thuê lại lao động có được xử lý kỷ luật đối với người lao động do mình thuê lại không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp thuê lại lao động không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động thuê lại bị nạn thì bị xử phạt thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Doanh nghiệp thuê lại lao động
1,640 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp thuê lại lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào