Doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bị xử phạt ra sao?
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường?
Căn cứ khoản 1 Điều 92 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được cấp cho tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 91 Nghị định này; các tổ chức thực hiện quan trắc, đo kiểm tra khí thải phương tiện xe mô tô, xe máy đang lưu hành đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 91 Nghị định này, trừ cơ quan, đơn vị đăng kiểm phương tiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định phương tiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thay thế cho giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có thời hạn hiệu lực là 36 tháng kể từ ngày cấp và có thể được cấp lại nhiều lần, mỗi lần cấp lại có hiệu lực không quá 36 tháng.
...
Theo đó, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được quy định như sau:
- Đối với tổ chức thực hiện quan trắc, đo kiểm tra khí thải phương tiện xe mô tô, xe máy đang l lưu hành - phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 5 Điều 91 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, trừ cơ quan, đơn vị đăng kiểm phương tiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định phương tiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Đối với tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường còn lại phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 91 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường?
Căn cứ Điều 90 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được cấp cho các tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định, gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
3. Tổ chức sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được cấp cho các tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định, gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thử nghiệm được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Tổ chức sự nghiệp công lập có chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi trường được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Mức phạt tiền đối với hành vi quan trắc môi trường mà không có Giấy chứng nhận?
Căn cứ khoản 5 Điều 17 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
...
5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định nhưng vẫn thực hiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi hành chính quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thì sẽ không được thực hiện hoạt động quan trắc môi trường dưới bất kỳ hình thức nào và bị xử phạt từ hành chính với mức tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP mức phạt trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Vậy doanh nghiệp vi phạm bị xử phạt từ hành chính với mức tiền từ 240.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm từ hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trái phép.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?