Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Để được hưởng những quyền lợi về bảo hiểm khi sinh con tôi đã đóng bảo hiểm đầy đủ từng tháng, nhưng nay được biết công ty tôi hiện đang nợ đóng bảo hiểm xã hội, không biết điều này có ảnh hưởng gì đến quyền hưởng lợi từ bảo hiểm khi sinh con của tôi không? Câu hỏi của chị Hạnh ở Đồng Tháp

Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản không?

Doanh nghiệp nợ đóng Bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thai sản của người lao động. Có 2 trường hợp xảy ra đối với việc doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm:

- Doanh nghiệp nợ đóng Bảo hiểm xã hội ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên người lao động vẫn đủ điều kiện đóng Bảo hiểm xã hội (Đóng Bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng đối với trường hợp đặc biệt trước khi sinh) thì vẫn được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh.

- Doanh nghiệp nợ đóng Bảo hiểm xã hội ở thời điểm hiện tại nhưng không đóng Bảo hiểm xã hội để người lao động đủ điều kiện hưởng (Đóng Bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng đối với trường hợp đặc biệt trước khi sinh) thì không được trợ cấp thai sản.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Công văn 856/LĐTBXH-BHXH năm 2013 về một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ BHXH quy định:

...
3. Đối với các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cho phép doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định..
..

Như vậy, nếu doanh nghiệp nợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội nếu thực sự gặp khó khăn thì có thể đóng cho những người đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Người lao động cần nắm được thời gian doanh nghiệp nợ tiền Bảo hiểm xã hội cụ thể là bao lâu và thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của cá nhân. Dựa trên những căn cứ đó người lao động mới biết được chính xác việc mình có được hưởng trợ cấp thai sản hay không.

Trong trường hợp phải tính cả thời gian doanh nghiệp nợ đóng Bảo hiểm xã hội thì mới đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản thì có thể yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên thực hiện đóng bảo hiểm để được nhận trợ cấp thai sản trong thời gian sớm nhất.

Hoặc phải đợi doanh nghiệp đóng hết khoản nợ bảo hiểm xã hội để được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi nợ đóng Bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Như vậy, nếu nợ đóng Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp buộc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội, buộc nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi xuất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng.

Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản là gì?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, người lao động đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định tại điều này sẽ được hưởng quyền lợi theo chế độ thai sản được pháp luật nhà nước quy định.

Hưởng chế độ thai sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Sau khi mang thai mới đóng BHXH có được hưởng chế độ thai sản không?
Lao động tiền lương
Tiền hưởng chế độ thai sản thì người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai có tính ngày nghỉ hằng tuần không?
Lao động tiền lương
Người mẹ nhờ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm nhận con thì thời gian hưởng chế độ thai sản có được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản?
Lao động tiền lương
Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì?
Lao động tiền lương
Lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai tối đa bao nhiêu lần theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ làm mấy ngày theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ sinh đôi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản mấy ngày?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hưởng chế độ thai sản
2,566 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào