Doanh nghiệp được thực hiện các phương pháp khấu trừ thuế TNCN nào cho người lao động có thu nhập bị khấu trừ?
Các loại thu nhập nào phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN?
Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 65/2013/NĐ-CP thì các loại thu nhập phải khấu trừ thuế TNCN gồm:
- Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam;
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới;
- Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp;
- Thu nhập từ đầu tư vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán;
- Thu nhập từ trúng thưởng;
- Thu nhập từ bản quyền;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Phương pháp khấu trừ thuế TNCN (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được thực hiện các phương pháp khấu trừ thuế TNCN nào cho người lao động có thu nhập bị khấu trừ?
Theo điểm b, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 20 Thông tư 92/2015/TT-BTC) có hướng dẫn việc khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động, thì doanh nghiệp sẽ thực hiện khấu trừ thuế TNCN cho người lao động theo 03 phương pháp sau:
(1) Khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, được áp dụng cho:
- Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên (kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi);
Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế).
(2) Khấu trừ thuế theo Biểu thuế toàn phần, được áp dụng cho cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam.
(3) Khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân, được áp dụng cho:
- Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Lưu ý cho trường hợp này, nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành.
Việc cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động được thực hiện thế nào?
Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về việp cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN như sau:
-Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
- Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
+ Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.
+ Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?