Doanh nghiệp đặt ra các quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sẽ bị xử lý như thế nào?

Doanh nghiệp đặt ra các quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sẽ bị xử lý như thế nào? Quy chế dân chủ tại nơi làm việc có bắt buộc phải phổ biến công khai tới người lao động không? Câu hỏi của anh M.K (Lâm Đồng)

Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thuộc về ai?

Tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
...

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

đặt ra các quy chế có sự phân biệt đối xử về giới

Doanh nghiệp đặt ra các quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp đặt ra các quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
4. Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Theo đó, doanh nghiệp đặt ra các quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng, đồng thời phải sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy chế lao động này.

Quy chế dân chủ tại nơi làm việc có bắt buộc phải phổ biến công khai tới người lao động không?

Tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phổ biến công khai quy chế dân chủ tại nơi làm việc đến người lao động.

Quy chế dân chủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động không ban hành quy chế dân chủ thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động thuê lại có được quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đặt ra các quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sẽ bị xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Dân chủ ở cơ quan cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định nội dung gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quy chế dân chủ
531 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào