Điều kiện để người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam là gì?
Điều kiện để người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
...
Theo đó, người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
Điều kiện để người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Khi nào thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam.
Theo đó, thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc được thực hiện khi người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền gì?
Căn cứ Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Theo đó, kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ kiến trúc.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao.
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư.
- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 22 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
1. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc hành nghề;
b) Cạnh tranh trong hành nghề;
c) Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
d) Quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
2. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
Theo đó, quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc hành nghề.
- Cạnh tranh trong hành nghề.
- Bảo đảm quyền bình đẳng giới.
- Quyền sở hữu trí tuệ.
- Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.











- Tổng hợp lời chúc ngày 27 2, lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam hay và ý nghĩa nhất? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?
- Mức tiền cụ thể thay thế mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước là mức lương cơ bản khi nào?
- Chốt 01 bảng lương mới công chức viên chức: Quy định mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương là bảng lương nào?
- Diễn văn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam như thế nào? Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 3 2025 chính thức vào thời gian nào?