Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu biển từ 500 GT đến dưới 3000 GT là gì?
Đại phó tàu biển từ 500 GT đến dưới 3000 GT là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định:
Giải thích từ ngữ
...
7. Đại phó là sỹ quan boong kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu.
...
Theo đó đại phó là sỹ quan boong kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu.
Do đó đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT là sỹ quan boong kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu trên tàu có dung tích từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu biển từ 500 GT đến dưới 3000 GT là gì? (Hình từ Internet)
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu biển từ 500 GT đến dưới 3000 GT thì cần điều kiện gì?
Theo Điều 25 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.
Theo đó để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT thì cần các điều kiện về chuyên môn và điều kiện đảm nhiệm chức danh như sau:
- Đối với điều kiện chuyên môn:
+ Cần tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên.
Đối với trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Đạt kết quả kỳ thi đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
- Đối với điều kiện đảm nhiệm chức danh: Phải đảm bảo thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng.
Hồ sơ cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đào tạo huấn luyện thuyền viên tàu biển gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 55 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định:
Thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
...
2. Tổ chức quản lý thuyền viên nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận GCNKNCM trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp;
c) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Công ước STCW và Công ước lao động hàng hải MLC 2006; Hộ chiếu; Sổ thuyền viên hoặc giấy tờ chứng minh thời gian đi biển do chính quyền hàng hải cấp;
d) 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
...
Theo đó bộ hồ sơ cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đào tạo huấn luyện thuyền viên gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên.
- Bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp;
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Công ước STCW và Công ước lao động hàng hải MLC 2006;
+ Hộ chiếu;
+ Sổ thuyền viên hoặc giấy tờ chứng minh thời gian đi biển do chính quyền hàng hải cấp;
- 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Hoặc gửi 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.











- Chính thức: CCVC và người lao động nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 sẽ được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi đáp ứng điều kiện nào?
- Sắp xếp tổ chức bộ máy: Có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng vẫn không giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc của CCVC và người lao động khi không đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Chốt nghỉ hưu trước tuổi: CBCCVC còn dưới 10 năm công tác được xem xét đánh giá và giải quyết ưu tiên hơn các trường hợp nào tại Hướng dẫn 01?
- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Tăng hay giảm mức hưởng lương hưu của CBCCVC và người lao động nghỉ hưu trước tuổi?
- Cán bộ công chức cấp xã thuộc biên chế của tỉnh, TP trực thuộc trung ương theo đề xuất tại Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, cụ thể ra sao?