Diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh tăng vượt trội sau sáp nhập tỉnh, cụ thể thế nào? Cán bộ công chức tại thành phố Hồ Chí Minh phải có ý thức kỷ luật thế nào?
Diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh tăng vượt trội sau sáp nhập tỉnh, cụ thể thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 4 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có quy định chi tiết phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
(1) Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.795,6 km² và quy mô dân số 1.731.600 người.
(2) Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.257 km² và quy mô dân số 1.656.500 người.
(3) Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.375,3 km² và quy mô dân số 1.694.500 người.
(4) Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.361,4 km² và quy mô dân số 3.663.600 người.
(5) Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 4.718,6 km² và quy mô dân số 3.509.100 người.
(6) Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 2.514,8 km² và quy mô dân số 3.208.400 người.
(7) Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.194,7 km² và quy mô dân số 4.102.700 người.
(8) Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.942,6 km² và quy mô dân số 3.818.700 người.
(9) Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.700 km² và quy mô dân số 1.584.000 người.
(10) Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 11.859,6 km² và quy mô dân số 2.819.900 người.
(11) Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 14.832,6 km² và quy mô dân số 1.861.700 người.
(12) Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 21.576,5 km² và quy mô dân số 3.153.300 người.
(13) Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.555,9 km² và quy mô dân số 1.882.000 người.
(14) Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 24.233,1 km² và quy mô dân số 3.324.400 người.
(15) Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 18.096,4 km² và quy mô dân số 2.831.300 người.
(16) Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km² và quy mô dân số 13.608.800 người.
(17) Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh), có diện tích tự nhiên 12.737,2 km² và quy mô dân số 4.427.700 người.
(18) Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 01 tỉnh), có diện tích tự nhiên 8.536,5 km² và quy mô dân số 2.959.000 người.
(19) Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 01 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km² và quy mô dân số 3.207.000 người.
(20) Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km² và quy mô dân số 3.367.400 người.
(21) Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 5.938,7 km² và quy mô dân số 3.397.200 người.
(22) Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 7.942,4 km² và quy mô dân số 2.140.600 người.
(23) Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.888,9 km² và quy mô dân số 3.679.200 người.
Cần biết theo dữ liệu chính thức của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 2.098 km².
Bên cạnh đó, theo Quyết định 759 Thành phố Hồ Chí Minh (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km² và quy mô dân số 13.608.800 người.
Có thể thấy, sau sáp nhập tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên tăng hơn gấp 3 lần, có thể xem là một con số rất vượt trội.
Diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh tăng vượt trội sau sáp nhập tỉnh, cụ thể thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức tại thành phố Hồ Chí Minh phải có ý thức kỷ luật thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 67/2017/QĐ-UBND quy định:
Ý thức kỷ luật
1. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
2. Có tác phong làm việc nghiêm túc; thái độ lịch sự, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.
3. Không sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực. Không hút thuốc lá trong khuôn viên của trụ sở cơ quan, phòng làm việc, phòng họp và hội trường. Không đánh bạc, tham gia các tệ nạn hoặc các hành vi khác trái với quy định pháp luật dưới mọi hình thức.
4. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; không truy cập các trang mạng có nội dung không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
5. Không thờ cúng trong phòng làm việc và hoạt động mê tín dị đoan.
Theo đó, cán bộ công chức tại thành phố Hồ Chí Minh phải có ý thức kỷ luật như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Có tác phong làm việc nghiêm túc; thái độ lịch sự, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.
- Không sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực. Không hút thuốc lá trong khuôn viên của trụ sở cơ quan, phòng làm việc, phòng họp và hội trường. Không đánh bạc, tham gia các tệ nạn hoặc các hành vi khác trái với quy định pháp luật dưới mọi hình thức.
- Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; không truy cập các trang mạng có nội dung không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Đồng thời không thờ cúng trong phòng làm việc và hoạt động mê tín dị đoan.
Giờ hành chính làm việc trong ngày của cán bộ công chức viên chức tại thành phố Hồ Chí Minh là khung giờ nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 67/2017/QĐ-UBND quy định:
Thời gian làm việc
1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc.
a) Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước:
- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố thì thời giờ làm việc thực hiện theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Quyết định này.
Theo đó, giờ hành chính làm việc trong ngày của cán bộ công chức viên chức tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định như sau:
- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Thống nhất thay đổi tên gọi cho 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh theo nguyên tắc nào, danh sách tên gọi dự kiến ra sao? Số đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?