Đi nghĩa vụ quân sự có bị công ty cho thôi việc không? Mẫu đơn xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự hiện nay là mẫu nào?
Người lao động đi nghĩa vụ quân sự có bị công ty cho thôi việc không?
Theo Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
...
Theo quy định, khi đi nghĩa vụ quân sự, người lao động sẽ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy công ty không được phép cho thôi việc người lao động.
Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự mà hợp đồng còn thời hạn thì công ty có trách nhiệm phải nhận người lao động trở lại làm việc và bố trí đúng công việc theo hợp đồng.
Nhưng với điều kiện là người lao động phải có mặt tại nơi làm việc trong vòng 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Đi nghĩa vụ quân sự có bị công ty cho thôi việc không? Mẫu đơn xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi nghĩa vụ quân sự hiện nay là mẫu nào?
Hiện tại pháp luật không có quy định nào về biểu mẫu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Nội dung trong đơn xin tạm hoãn sẽ do người lao động biên soạn hoặc thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc soạn theo nội dung thỏa thuận giữa 02 bên.
Tham khảo mẫu đơn xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động dưới đây:
Tải mẫu đơn xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: TẢI.VỀ.
Không nhận lại người lao động đi nghĩa vụ quân sự về công ty bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Ngoài ra theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó không nhận lại người lao động đi nghĩa vụ quân sự về công ty có thẻ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền công ty còn phải nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Công ty buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?