Đề xuất mới về tiền lương, thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, cụ thể ra sao?
Vùng Thủ đô gồm những tỉnh, thành phố nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2021/NĐ-CP về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô, có quy định về Vùng Thủ đô Việt Nam như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết vùng của Vùng Thủ đô.
2. Vùng Thủ đô gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Vùng Thủ đô Việt Nam hiện nay bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây:
- Hà Nội;
- Hải Dương;
- Hưng Yên;
- Vĩnh Phúc;
- Bắc Ninh;
- Hà Nam;
- Hòa Bình;
- Phú Thọ;
- Bắc Giang;
- Thái Nguyên.
Đề xuất mới về tiền lương, thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, cụ thể ra sao?
Đề xuất mới về tiền lương, thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, cụ thể ra sao?
Theo Điều 19 Dự thảo Luật Thủ đô có đề cập điểm mới về đề xuất tiền lương, thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô như sau:
Chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô
1. Thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo 100% chi thường xuyên do thành phố Hà Nội quản lý theo năng lực, hiệu quả công việc, ngoài chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước. Tổng mức chi phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố Hà Nội và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy dự thảo Luật Thủ đô quy định đặc thù về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Đề xuất tăng số Phó Chủ tịch và đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội trong dự thảo, cụ thể như thế nào?
Theo Điều 10 Dự thảo Luật Thủ đô có đề cập điểm mới về tăng số Phó Chủ tịch và đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội như sau:
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
1. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH15, quy định khác của pháp luật có liên quan và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phương án 1: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Sở An toàn thực phẩm; Đội quản lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện, thị xã;
Phương án 2: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Sở An toàn thực phẩm; Đội quản lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện, thị xã và một số cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận, huyện, thị xã;
b) Quyết định biên chế cán bộ, công chức; số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền quy định, quy mô dân số, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội;
c) Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác quy định tại Luật này.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu, trong đó có ít nhất 25% số đại biểu hoạt động chuyên trách.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, không quá 03 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
4. Ban của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội gồm Trưởng ban, không quá 02 Phó Trưởng ban và có tối đa 04 ủy viên hoạt động chuyên trách.
Theo đó, Dự thảo Luật Thủ đô đã có đề xuất tăng thêm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (từ 2 lên tối đa 3).
Liên quan đến tổ chức chính quyền tại Thủ đô, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc củng cố, nâng cao năng lực của HĐND thành phố Hà Nội thông qua việc tăng số lượng đại biểu HĐND Thành phố, tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách và tăng số Phó Chủ tịch HĐND Thành phố là cần thiết, bảo đảm khả năng đảm đương thêm các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền theo luật và phù hợp với yêu cầu tổ chức chính quyền đô thị.
Tuy nhiên, đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị nên cần được báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi quy định trong dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Xem chi tiết tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-xuat-tang-so-pho-chu-tich-va-dai-bieu-hdnd-tp-ha-noi-119230920142631419.htm
Xem chi tiết Dự thảo Luật Thủ đô: TẢI VỀ
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?