Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Mục I Thông tư 05/2005/TT-BNV có quy định như sau:
PHẠM VI ÁP DỤNG:
Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).
Theo đó, đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm là cán bộ, công chức viên chức (kể cả công chức dự bị), người đang trong thời gian tập sự, thử việc, trong đó phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý.
- Không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ( tức không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm)
Như vậy, trường hợp viên chức là giáo viên đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm.
Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của giáo viên là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV có quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Mức phụ cấp
Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 ...
2. Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:
...
b) Mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với:
...
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I;
...
c) Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng đối với:
...
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II;
...
d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:
...
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;
...
Theo đó, giáo viên được hưởng mức trợ cấp trách nhiệm công việc như sau:
- Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt. Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I được hưởng mức trợ mức 2 với hệ số phụ cấp là 0.3.
- Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II được hưởng trợ cấp mức 3 với hệ số phụ cấp là 0.2.
- Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III được hưởng trợ cấp mức 4 với hệ số phụ cấp là 0.1.
Mức phụ cấp trách nhiệm của giáo viên sẽ được tính theo công thức:
Mức phụ cấp trách nhiệm = Hệ số x Mức lương cơ sở
Hiện nay, lương cơ sở là 1.800.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Do đó, mức phụ cấp trách nhiệm của giáo viên cụ thể như sau:
STT | Hệ số | Mức hưởng phụ cấp |
1 | 0,1 | 180.000 |
2 | 0,2 | 360.000 |
3 | 0,3 | 540.000 |
4 | 0,5 | 900.000 |
Có bắt buộc giáo viên phải xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp không?
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Luật Viên chức 2010 quy định về bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
…
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, không phải mọi trường hợp giáo viên đều được thăng hạng nói chung và xét thăng hạng nói riêng. Đây cũng không phải yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên, chỉ khi vừa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì giáo viên mới được xét thăng hạng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?