Để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm bao lâu?
Người lao động có được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp không?
Tại khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
b) Phục hồi chức năng lao động;
c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này.
3. Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này không bao gồm phần chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
...
Theo đó, căn cứ quy định trên người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm bao lâu?
Để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm bao lâu?
Tại Điều 20 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
2. Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp;
3. Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối chiếu điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
...
Theo đó, để được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp.
Mức hỗ trợ tối đa khi chữa bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
Tại Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Theo đó, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
Như vậy, mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp tối đa 15 triệu đồng/người.
Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, khi đủ điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?