Để được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đối với người được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đối với trường tiểu học công lập hoặc công nhận là phó hiệu trưởng đối với trường tiểu học tư thục phải đáp ứng được những điều kiện như sau:
- Phải đạt mức cao của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT. Theo đó, có tất cả là 05 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí như sau:
+ Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
+ Tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
+ Tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục: Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
+ Tiêu chuẩn về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
+ Tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục: Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
- Có đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công và đảm bảo các yêu cầu.
- Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học.
- Có thời gian công tác ít nhất 05 năm ở cấp tiểu học. Trường hợp dạy học tại miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ít nhất là 04 năm.
Từ quy định nêu trên, có thể thấy, Phó hiệu trưởng trường tiểu học là vị trí quan trọng nhất trong việc quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường.
Chính vì thế để được bổ nhiệm vào chức danh này thì người được bổ nhiệm cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn điều kiện như đã nêu trên theo quy định của pháp luật.
Để được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Phó hiệu trưởng trường tiểu học công lập do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình đối với các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục theo quy định, bao gồm: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. …
3. Quyết định tuyển dụng hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục theo các quy định hiện hành; phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập quy định tại khoản 1 Điều này, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện không có cấp trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở kế hoạch do Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ý kiến thẩm định của Phòng Nội vụ.
...
Như vậy, Phó hiệu trưởng trường tiểu học công lập sẽ được bổ nhiệm bởi Chủ tịch UBND cấp huyện.
Phó hiệu trưởng trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì phó hiệu trưởng trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với phó hiệu trưởng.
- Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo theo quy định.
Theo đó, người đang công tác với chức danh phó hiệu trưởng tại trường tiểu học có nhiệm vụ phụ trách công việc được hiệu trưởng giao và tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực.
Về quyền hạn, phó hiệu trưởng trường tiểu học sẽ được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo theo quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?