Để đảm bảo an toàn thì trước khi vận hành máy lọc trong tuyển khoáng phải kiểm tra những gì?
Để đảm bảo an toàn thì trước khi vận hành máy lọc trong tuyển khoáng phải kiểm tra những gì?
Căn cứ Điều 93 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Vận hành máy lọc
1. Trước khi vận hành máy lọc phải kiểm tra các điều kiện kỹ thuật an toàn, các bộ phận như: Bơm chân không, quạt gió, các cơ cấu truyền động, bề mặt vải lọc (đối với máy lọc đĩa và máy lọc ép), hệ thống áp lực, hệ thống điện, nếu đảm bảo mới khởi động.
2. Khi vận hành máy hoặc dừng máy phải tuân thủ quy trình kỹ thuật thuật an toàn (bao gồm trình tự chạy, ngừng các máy và thiết bị liên quan).
3. Để làm sạch cặn lọc ra khỏi các khung bản phải sử dụng các biện pháp thích hợp hoặc các tấm gạt đặc biệt.
4. Thường xuyên phải kiểm tra hệ thống cấp khí, hệ thống nước và theo dõi áp suất của bơm, các gối đỡ v.v...
5. Người điều chỉnh cấp liệu hoặc người kiểm tra cặn lọc phải mang kính bảo hiểm an toàn.
6. Trước khi dỡ tải cặn lọc của máy lọc ép phải thổi khí nén làm sạch để loại bỏ tối đa chất lỏng; phải bố trí ít nhất có 2 công nhân để thực hiện công tác tháo dỡ.
7. Đối với máy lọc ép tăng áp, trước khi đóng cửa khoang áp phải kiểm tra đảm bảo không còn người bên trong. Thường xuyên phải kiểm tra độ mài mòn thành khoang áp, nếu xuất hiện kết cấu bị mòn quá mức quy định, phải ngừng máy để sửa chữa hoặc thay thế.
Theo đó, trước khi vận hành máy lọc phải kiểm tra các điều kiện kỹ thuật an toàn, các bộ phận như: Bơm chân không, quạt gió, các cơ cấu truyền động, bề mặt vải lọc (đối với máy lọc đĩa và máy lọc ép), hệ thống áp lực, hệ thống điện, nếu đảm bảo mới khởi động.
Để đảm bảo an toàn thì trước khi vận hành máy lọc trong tuyển khoáng phải kiểm tra những gì? (Hình từ Internet)
Máy lọc trong nhà máy tuyển khoáng phải được thiết kế, lắp đặt như thế nào để đảm bảo an toàn?
Căn cứ Điều 92 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Thiết kế lắp đặt máy lọc
1. Sàn thao tác của máy lọc phải thiết kế chống trơn, trượt; xung quanh phải có lan can bảo vệ, nền nhà khu vực đặt máy thuận tiện cho công tác vệ sinh và thu gom nước rửa.
2. Các khớp nối, bộ phận truyền động của máy lọc phải có cơ cấu che chắn đảm bảo an toàn.
3. Các máy lọc khung bản phải được bố trí diện tích hợp lý để rửa cặn thuận lợi.
Theo đó, sàn thao tác của máy lọc phải thiết kế chống trơn, trượt; xung quanh phải có lan can bảo vệ, nền nhà khu vực đặt máy thuận tiện cho công tác vệ sinh và thu gom nước rửa.
Các khớp nối, bộ phận truyền động của máy lọc phải có cơ cấu che chắn đảm bảo an toàn.
Các máy lọc khung bản phải được bố trí diện tích hợp lý để rửa cặn thuận lợi.
Yêu cầu về người quản lý lao động trong nhà máy tuyển khoáng như thế nào?
Căn cứ Điều 5 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định đối với người sử dụng lao động
1. Yêu cầu đối với người quản lý
a) Lãnh đạo nhà máy phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn phù hợp với công việc quản lý được giao;
b) Những người làm công tác chỉ đạo, điều hành kỹ thuật sản xuất ở nhà máy tuyển khoáng phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp kỹ thuật thuộc ngành nghề chuyên môn theo công việc phân công, đảm nhận;
c) Người phụ trách công tác an toàn của nhà máy tuyển khoáng phải là người có trình độ kỹ sư, cao đẳng kỹ thuật, phải qua khoá học đào tạo, tập huấn về công tác quản lý kỹ thuật an toàn và được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, chức năng tổ chức, kiểm tra xác nhận;
d) Trong thời gian làm việc, sản xuất, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng an toàn tại các vị trí làm việc trong phạm vi quản lý.
...
Theo đó, người quản lý lao động trong nhà máy tuyển khoáng phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Lãnh đạo nhà máy phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn phù hợp với công việc quản lý được giao;
- Những người làm công tác chỉ đạo, điều hành kỹ thuật sản xuất ở nhà máy tuyển khoáng phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp kỹ thuật thuộc ngành nghề chuyên môn theo công việc phân công, đảm nhận;
- Người phụ trách công tác an toàn của nhà máy tuyển khoáng phải là người có trình độ kỹ sư, cao đẳng kỹ thuật, phải qua khoá học đào tạo, tập huấn về công tác quản lý kỹ thuật an toàn và được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, chức năng tổ chức, kiểm tra xác nhận;
- Trong thời gian làm việc, sản xuất, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng an toàn tại các vị trí làm việc trong phạm vi quản lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?