Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Căn cứ Điều 18 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định đối với băng tải
1. Độ dốc của các băng tải vận chuyển vật liệu từ mức thấp lên mức cao phải đảm bảo để vật liệu được chuyên chở không trôi, trượt, lăn ra ngoài băng.
2. Hành lang dọc theo các băng tải có góc nghiêng 7° đến 16° phải có giải pháp an toàn chống trơn trượt, khi góc nghiêng lớn hơn 16° phải làm bậc thang. Phải bố trí cơ cấu dừng khẩn cấp để dừng băng khi cần thiết.
3. Băng tải vận chuyển vật liệu chạy ngang qua đuờng giao thông phải được che chắn để đảm bảo vật liệu không bị văng bắn ra ngoài và rơi xuống dưới.
4. Đầu và đuôi băng phải được che chắn đảm bảo an toàn cho người lao động làm vệ sinh công nghiệp. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đối trọng với mặt nền.
5. Phải bố trí cầu vượt qua băng tại các vị trí phù hợp khi băng tải dài hơn 20 m. Cầu vượt cố định phải có bậc thang và tay vịn đảm bảo an toàn. Các lối đi lại dưới băng phải được che chắn không để vật liệu và nước rơi xuống.
6. Đối với băng tải bằng thép tấm phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc cấp nguyên liệu, tình trạng các cóc hãm, chốt hãm.
7. Để an toàn lao động đối với băng tải nghiêm cấm:
a) Dùng băng tải không chuyên dụng làm phương tiện chuyên chở người, vật tư trái với quy định;
b) Để dầu mỡ, các phế liệu rơi trên mặt băng tải;
c) Đi, đứng hoặc ngồi trên mặt băng tải nhặt tay;
d) Loại bỏ che chắn bảo vệ băng tải.
Theo đó, để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau đây:
- Dùng băng tải không chuyên dụng làm phương tiện chuyên chở người, vật tư trái với quy định.
- Để dầu mỡ, các phế liệu rơi trên mặt băng tải.
- Đi, đứng hoặc ngồi trên mặt băng tải nhặt tay.
- Loại bỏ che chắn bảo vệ băng tải.
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì? (Hình từ Internet)
Khi vận hành băng tải trong tuyển khoáng phải chú ý những gì?
Căn cứ Điều 21 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Vận hành băng tải
1. Khi băng tải đang làm việc nếu phát hiện các hỏng hóc, băng tải chạy lệch khỏi các con lăn, xuất hiện các âm thanh lạ trong các bộ phận điện hoặc dẫn động, hệ thống tín hiệu hỏng vv… phải dừng băng tải và báo cho trưởng ca biết để xử lý.
2. Khi thao tác gần băng tải, người lao động phải chú ý không để quần áo bảo hộ cuốn vào các con lăn hoặc mắc vào giữa băng tải và tang dẫn động.
3. Băng tải có chiều dài lớn hơn 50 m thì cách 30 m phải có hộp điều khiển ngừng băng khi gặp sự cố.
4. Khi ngừng chạy băng tải trong một thời gian dài phải giải phóng hết vật liệu trên băng và làm chùng bớt độ căng của băng.
Theo đó, khi vận hành băng tải trong tuyển khoáng, để đảm bảo an toàn lao động phải chú ý:
- Khi băng tải đang làm việc nếu phát hiện các hỏng hóc, băng tải chạy lệch khỏi các con lăn, xuất hiện các âm thanh lạ trong các bộ phận điện hoặc dẫn động, hệ thống tín hiệu hỏng vv… phải dừng băng tải và báo cho trưởng ca biết để xử lý.
- Khi thao tác gần băng tải, người lao động phải chú ý không để quần áo bảo hộ cuốn vào các con lăn hoặc mắc vào giữa băng tải và tang dẫn động.
- Băng tải có chiều dài lớn hơn 50 m thì cách 30 m phải có hộp điều khiển ngừng băng khi gặp sự cố.
- Khi ngừng chạy băng tải trong một thời gian dài phải giải phóng hết vật liệu trên băng và làm chùng bớt độ căng của băng.
Sửa chữa băng tải trong tuyển khoáng thế nào để đảm bảo an toàn lao động?
Căn cứ Điều 22 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Bảo dưỡng, sửa chữa băng tải
1. Khi bảo dưỡng, sửa chữa băng tải phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.
2. Khi căng băng bằng đối trọng, phải thường xuyên kiểm tra vị trí của giá trượt, con lăn của cơ cấu căng băng, sự cong vênh của cơ cấu dẫn hướng thẳng đứng.
Dẫn chiếu Điều 8 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định chung về sửa chữa, bảo dưỡng
Khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phải ngừng máy, cắt điện và treo biển "Cấm đóng điện " tại nơi đóng cắt điện của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đó.
Theo đó, khi sửa chữa băng tải phải ngừng máy, cắt điện và treo biển "Cấm đóng điện" tại nơi đóng cắt điện của băng tải, dây chuyền công nghệ của băng tải.
Khi căng băng bằng đối trọng, phải thường xuyên kiểm tra vị trí của giá trượt, con lăn của cơ cấu căng băng, sự cong vênh của cơ cấu dẫn hướng thẳng đứng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?