Đầu tư công là gì, hoạt động đầu tư công bao gồm những hoạt động nào? Tăng cường đào tạo cán bộ công chức quản lý đầu tư công đúng không?

Đầu tư công là gì, hoạt động đầu tư công gồm những gì? Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công chức quản lý đầu tư công đúng không?

Đầu tư công là gì, hoạt động đầu tư công bao gồm những hoạt động nào?

Theo Điều 4 Luật Đầu tư công 2024 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền quyết định nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhiệm vụ chính trị của quốc gia.
16. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, nhiệm vụ, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
17. Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là báo cáo bằng văn bản thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, sự phù hợp với định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài từng thời kỳ, dự kiến cơ cấu nguồn vốn, nhà tài trợ và cơ chế tài chính trong nước làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
18. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công.
19. Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
...

Theo đó đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, nhiệm vụ, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật Đầu tư công 2024.

Hoạt động đầu tư công bao gồm các hoạt động như lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công.

Đầu tư công là gì, hoạt động đầu tư công bao gồm những hoạt động nào

Đầu tư công là gì, hoạt động đầu tư công bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Tăng cường đào tạo cán bộ công chức quản lý đầu tư công đúng không?

Theo điểm e khoản 1 mục 3 Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2024 thì về tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định trong quản lý, giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:

- Tăng cường tần suất kiểm tra dự án để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ công chức viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

- Giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo thực chất, không lạm dụng việc tạm ứng hợp đồng. Quản lý chặt chẽ việc tạm ứng hợp đồng theo đúng quy định và Chỉ thị số 20/CT-TTg năm 2024 về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

- Đảm bảo thời gian bố trí vốn thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, hạn chế trình cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian bố trí vốn dự án. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành các dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn đến hết năm 2024.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công chức quản lý đầu tư công; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng, sợ trách nhiệm; khuyến khích bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; thay thế kịp thời những cán bộ công chức yếu kém về năng lực, trì trệ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Như vậy, theo Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2024 về tăng cường giám sát việc chấp hành các quy định trong quản lý, giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công chức quản lý đầu tư công.

Ngoài ra phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng, sợ trách nhiệm; khuyến khích bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công chức căn cứ vào đâu?

Theo Điều 25 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.

Theo Điều 47 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.

Theo đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.

Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Đầu tư công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Đầu tư công là gì, hoạt động đầu tư công bao gồm những hoạt động nào? Tăng cường đào tạo cán bộ công chức quản lý đầu tư công đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đầu tư công
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào