Đâu là Sở đặc thù chỉ mình TP.HCM có? Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm thực hiện những công việc cụ thể nào?
Đâu là Sở đặc thù chỉ mình TP.HCM có?
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt là đối với một thành phố lớn và đông dân như TP.HCM thì cần phải được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa.
Nhằm tăng cường sự quản lý chặt chẽ, nâng cấp cơ cấu tổ chức, phân định thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP.HCM, tại Điều 9 Nghị quyết 98/2023/QH15, Quốc hội cho phép Thành phố được thành lập 01 sở đặc thù mới - Sở An toàn thực phẩm. Cụ thể:
Về tổ chức bộ máy chính quyền của Thành phố
1. Hội đồng nhân dân Thành phố thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cho Sở An toàn thực phẩm.
...
-Theo đó, Sở An toàn thực phẩm sẽ làm cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở này sẽ dựa trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.
Trước đây, trong quá trình lấy ý kiến về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm tại dự thảo Nghị quyết 98/2023/QH15, Chủ tịch Quốc hội cho rằng:
“Nếu chỉ thành lập thêm sở này như một số sở khác thì Chính phủ chỉ cần báo cáo Bộ Chính trị. Nhưng do ở đây, khi thành lập sở có giao một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể, đan xen, khác với một số quy định hiện hành của luật, do đó phải nằm trong nghị quyết của Quốc hội.”
Giải đáp thắc về việc Sở An toàn thực phẩm sẽ hoạt động như thế nào, Trưởng ban Quản lý ATTP cho hay:
"Trước mắt chúng tôi sẽ tiếp tục những gì đang làm, nhưng sẽ rà soát lại tất cả, đặc biệt là mô hình tổ chức, cùng với đó là sẽ xây dựng đề án vị trí việc làm bài bản nhất. Vì Nghị quyết 98 chỉ giúp hợp thức hóa về mặt mô hình, quyền hạn và pháp lý, nhưng chưa quy định về mặt luật ATTP hay chế độ lương có gì thay đổi. Chúng tôi đang rất khẩn trương sắp xếp lại bộ máy nhưng không tăng biên chế, vẫn theo khung của các sở".
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì TP.HCM là địa phương đầu tiên và cũng là địa phương duy nhất trong cả nước được thành lập Sở An toàn thực phẩm. Nếu mô hình tổ chức này hiệu quả thì có thể nhân rộng các tỉnh thành có lĩnh vực an toàn thực phẩm đặc thù như TP.HCM.
Lưu ý: Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng. Trong nhóm 30 cơ chế chính sách được Quốc hội thông qua có việc thành lập Sở An toàn thực phẩm Đà Nẵng.
Do đó, có thể trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ là thành phố thứ 2 được thành lập Sở An toàn thực phẩm.
Đâu là Sở đặc thù chỉ mình TP.HCM có? Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm thực hiện những công việc cụ thể nào?
Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm thực hiện những công việc cụ thể nào?
Căn cứ theo Phụ lục II bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án | - Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm. - Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm. |
2.2. Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. | Tham gia hướng dẫn về quản lý an toàn thực phẩm: - Hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đề án về quản lý an toàn thực phẩm. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý an toàn thực phẩm cho địa phương, doanh nghiệp. |
2.3. Kiểm tra sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản | Kiểm tra, phân tích, đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý an toàn thực phẩm; đề xuất chủ trương, biện pháp chấn chỉnh. |
2.4. Thẩm định đề án có liên quan | Tham gia thẩm định các đề tài, đề án, công trình cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ, cấp nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực an toàn thực phẩm |
2.5. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công |
2.6. Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
2.7. Thực hiện chế độ hội họp | Tham dự các cuộc họp hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác theo phân công |
2.8. Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | Theo đúng kế hoạch công tác của cơ quan, tổ chức và nhiệm vụ được giao. |
2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cấp trên |
Chuyên viên chính về An toàn thực phẩm có phạm vi quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục II bản mô tả công việc, khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao |
4.2 | Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị |
4.3 | Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao |
4.5 | Được chủ trì, tham gia và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp có liên quan |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?