Danh sách lãnh đạo, quản lý của các cán bộ công chức phải đáp ứng khung tiêu chí đánh giá nào tại khu vực Hà Nội?

Theo Hướng dẫn 01, khung tiêu chí đánh giá các lãnh đạo, quản lý của các cán bộ công chức tại khu vực Hà Nội cụ thể thế nào?

Danh sách lãnh đạo, quản lý của các cán bộ công chức phải đáp ứng khung tiêu chí đánh giá nào tại khu vực Hà Nội?

Tại khoản 1 Mục II Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 có quy định tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức tại khu vực Hà Nội như sau:

- Khung tiêu chí đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý

+ Tiêu chí về phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ

Về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện văn hóa công vụ (theo Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án văn hóa công vụ).

+ Tiêu chí về kỹ năng lãnh đạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất

a) Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và năng lực chuyên môn nghiệp vụ

- Năng lực chuyên môn và kiến thức quản lý

- Khả năng lãnh đạo và quản lý đội ngũ

- Khả năng tổ chức và quản lý công việc

- Khả năng giải quyết vấn đề, ra quyết định và làm việc dưới áp lực

- Khả năng đối ngoại và tinh thần phục vụ, hỗ trợ

b) Kết quả công việc và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và đơn vị phụ trách

- Tiến độ hoàn thành công việc

- Chất lượng công việc

- Số lượng sản phẩm của cá nhân và đơn vị phụ trách

- Tính chất, mức độ phức tạp công việc

c) Tính sáng tạo và cải tiến trong công tác chuyên môn cá nhân và đơn vị phụ trách.

Theo đó, danh sách lãnh đạo, quản lý của các cán bộ công chức tại khu vực Hà Nội phải đáp ứng khung tiêu chí trên.

Danh sách lãnh đạo, quản lý của các cán bộ công chức phải đáp ứng khung tiêu chí đánh giá nào tại khu vực Hà Nội?

Danh sách lãnh đạo, quản lý của các cán bộ công chức phải đáp ứng khung tiêu chí đánh giá nào tại khu vực Hà Nội? (Hình từ Internet)

Người đứng đầu cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế có trách nhiệm gì?

Theo Điều 12 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế như sau:

- Triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

- Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.

- Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện giải quyết tinh giản biên chế và chi trả chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế quy định điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

- Khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu trách nhiệm:

+ Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan dừng thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho đối tượng tinh giản biên chế không đúng quy định; chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội số kinh phí đã chi trả cho người thực hiện tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế);

+ Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho đối tượng đó;

+ Chi trả cho người đã thực hiện tinh giản biên chế số tiền chênh lệch giữa tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật với chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng;

+ Xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan; đồng thời chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế.

Sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức viên chức và người lao động dựa trên cơ sở nào theo Nghị định 178?

Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.

- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.

- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.

- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Theo đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động trên cơ sở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ công chức viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Tiêu chí đánh giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Danh sách lãnh đạo, quản lý của các cán bộ công chức phải đáp ứng khung tiêu chí đánh giá nào tại khu vực Hà Nội?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tiêu chí đánh giá
18 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chí đánh giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chí đánh giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào